Nghiên cứu tình hình mòn mặt nhai của bệnh nhân đến khám tại khoa răng hàm mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Đề tài được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Tuấn Anh và Nguyễn Phúc Vinh – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện nhằm xác định tỷ lệ mòn mặt răng nhai của bệnh nhân đến khám theo chỉ số mòn răng Tooth Wear Index TWI và khảo sát mối liên quan giữa mòn răng với các yếu tố tuổi, giới tính, thói quen nghiến răng, tình trạng khớp cắn.
Mòn răng trước đây được cho là sự
tích tuổi ở bộ răng người và ít được chú ý. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho
thấy tình trạng mòn răng đang ngày càng phổ biến, xuất hiện ở lứa tuổi trẻ và
tiến triển nhanh hơn, được cho là liên quan tới những thay đổi trong liối sống
và chế độ dinh dưỡng trong vài thập niên gần đây.
Với phương pháp nghiên cứu mô tả
cắt ngang, người khám thứ hai đánh giá các yếu tố khớp cắn, độ kiên định trên 80% đối với cả hai người đánh giá. Các yếu
tố liên được khảo sát bằng bảng câu hỏi và số liệu được xử lý bằng phần mềm thống
kê SPSS phiên bảng 16.0.
Kết quả phân tích số liệu cho thấy
tỷ lệ mòn mặt nhai là 64,1%, có 48% đối
tượng có ít nhất một mặt nhai mòn đến ngà. Độ 1 là độ mòn phổ biến nhất ở mặt
nhai. Với độ 2 và 3, tần suất cao nhất ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. có
49,9% đối tượng nghiên cứu nhạy cảm ngà; ở các đối tượng bị mòn ngà. 48,8% đối
tượng có nhạy cảm ngà. Từ đó tác giả nhận định rằng tuổi, độ nhô múi răng, độ cắn
phủ là yếu tố nguy cơ gây mòn mặt nhai.
Tập san NCKH số 4-11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ