Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam: Những kỳ lân tiếp theo
Việt Nam đang sở hữu bốn kỳ lân là VNG, VNLIFE, MoMo và Sky Mavis. Con số ấy chưa đủ với một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Theo dự báo đến năm 2030, Việt Nam có thể có 10 kỳ lân. Vậy startup nào sẽ là kỳ lân tiếp theo?
Không phải ngẫu nhiên khi nói về hệ sinh thái khởi nghiệp của một quốc gia giới chuyên nhắc đến số lượng kỳ lân như một tiêu chí. Đó là bằng chứng cho quy mô, khả năng hấp thụ nguồn vốn của thị trường. Trở thành kỳ lân cũng là một trong những mục tiêu của startup. Để trở thành kỳ lân với định giá doanh nghiệp trên 1 tỷ USD không phải chuyện dễ dàng. Việt Nam trước năm 2021 mới chỉ có hai kỳ lân là VNG và VNLIFE - doanh nghiệp sở hữu ứng dụng thanh toán trực tuyến Vnpay. Trong năm 2021, Việt Nam bổ sung vào danh sách hai kỳ lân mới là MoMo và Sky Mavis – một kỳ lân thế hệ mới của làng khởi nghiệp. Thông thường các kỳ lân thế hệ cũ phải mất tới 10-20 năm, riêng Sky Mavis chỉ mất hơn ba năm.
“Số lượng kỳ lân như hiện nay chưa thể hiện đúng tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Số lượng kỳ lân sẽ bùng nổ trong vài năm tới, có thể 7-8 kỳ lân vào năm 2025 và đạt con số 10 kỳ lân vào năm 2030” – ông Trần Anh Tùng – Giám đốc điều hành của VIC Partner nói với Khoa học và Phát triển.
Dự đoán của ông Trần Anh Tùng là hoàn toàn có cơ sở khi hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang rất sôi nổi. Năm 2021, theo báo cáo quỹ đầu tư Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), tổng lượng vốn đầu tư vào thị trường khởi nghiệp Việt Nam đạt hơn 1,4 tỷ USD. Tổng số thương vụ đầu tư cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay, 165 thương vụ, tăng 57% so với năm 2020.
Xét về tốc độ tăng trưởng theo năm, Việt Nam dẫn đầu về số lượng đầu tư và đứng thứ ba về giá trị đầu tư, sau Singapore và Philippines. Tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam cũng chiếm 13% tổng giá trị đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á, sau Indonesia (41%) và Singapore (33%). Đáng nói trong số các thương vụ thì có tới năm thương vụ có giá trị trên 50 triệu USD và 12 thương vụ có giá trị từ 10-50 triệu USD.
Những con số trên cho thấy, tiềm năng của thị trường Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư lớn không chỉ ở Đông Nam Á mà còn từ Mỹ, châu Âu xuất hiện thường xuyên hơn Việt Nam và tham gia vào nhiều công ty. Trong năm 2021, có 34 nhà đầu tư từ Singapore và 28 nhà đầu tư đến từ Mỹ hoạt động ở Việt Nam.
Trong một hội thảo về nguồn vốn cho startup cuối năm 2020, bà Lê Hoàng Uyên Vy từng chia sẻ rằng: “Chưa bao giờ các nhà đầu tư sôi nổi tích cực đến vậy ở thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực blockchain, họ thường xuyên đề nghị được giới thiệu các startup tiềm năng để rót vốn”.
Trong bốn kỳ lân xuất hiện tại Việt Nam, có hai kỳ lân thuộc lĩnh vực thanh toán (MoMo và VNLIFE), hai lĩnh vực còn lại thuộc nhóm phát hành game là VNG và Sky Mavis. Vậy trong tương lai, mảnh đất nào sinh ra những thế hệ kỳ lân tiếp theo.
Nhìn vào tỷ lệ đầu tư trong năm 2021, thanh toán và thương mại điện tử thu hút lần lượt là 450 triệu USD và 469 triệu USD là mảnh đất màu mỡ nhất để sản sinh ra các kỳ lân. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cho rằng, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt quy mô 39 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi đó, quy mô thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ của Việt Nam mới đạt 6,5%, tức là còn rất nhiều dư địa để phát triển khi hơn 93 triệu người Việt sử dụng smartphone. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển thần tốc của cả hai lĩnh vực trên khi người tiêu dùng mua hàng trực tuyến ngày càng nhiều.
Theo dự đoán của Do Ventures, trong tương lai, hai lĩnh vực này sẽ xuất hiện thêm nhiều mô hình mới như tạp hóa online, mô hình D2C (Direct to customer), thương mại nhanh cùng các giải pháp tài chính như quản lý tài sản, cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ...”.
Góp phần vào sự phát triển của thương mại điện tử có đóng góp lớn của logistics. Trong bối cảnh chi phí logistics của Việt Nam đang chiếm tới 20% chi phí GDP thì có nghĩa là các công ty logistics vẫn còn nhiều việc phải làm và việc giảm chi phí sẽ mang lại cho họ lợi nhuận lớn.
Xét về tỷ lệ tăng trưởng, ba nhóm ngành tiềm năng không kém là game (tăng trưởng hơn 2800%), y tế (tăng trưởng hơn 1000%) và giáo dục (tăng trưởng 562%).
Theo bảng xếp hạng của App Annie 2020, các công ty game Việt Nam đứng thứ bảy về lượt game được tải nhiều nhất trên thế giới. Cứ mỗi 25 game được tải trong đó có một game do công ty đến từ Việt Nam sản xuất. Thị trường game Việt Nam được đánh giá có quy mô 110 tỷ USD. Năm 2021, Việt Nam nổi lên như một “thủ phủ” của game ứng dụng blockchain có giá trị vốn hóa hàng tỷ USD như Axie Infinity, My DeFi Pet, Theta Arena, Mytheria… Bên cạnh đó, nhiều công ty phát hành game khác cũng sở hữu nhiều game có số má trên thị trường như Amanotes…
Hai lĩnh vực nhận được nhiều cơ hội từ đại dịch là giáo dục và y tế do nhu cầu được học tập và khám bệnh từ xa tăng cao. Tâm lý người dân cởi mở hơn với trải nghiệm dịch vụ học tập, thăm khám từ xa mở ra tiềm năng tăng trưởng cho cả edtech và medtech. Tuy nhiên, startup trong nước cũng gặp phải không ít cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài vừa có tiềm lực tài chính vừa có kinh nghiệm. Dù vậy, đến nay cả hai lĩnh vực này cũng chưa có ứng viên nào chiếm lĩnh được miếng bánh lớn trong thị trường. Vì thế, kỳ lân trong hai ngành này đang ở dạng tiềm năng và có thể xuất hiện ở trung hạn.
Thị trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang có đầy đủ các cấu phần của một hệ sinh thái và vừa đi qua giai đoạn chạy đà để chuẩn bị tăng tốc. Mục tiêu có 10 kỳ lân vào năm 2030 không phải quá xa vời khi Chính phủ đang tạo hoàn thiện hành lang pháp lý, tập đoàn doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ startup trong giai đoạn đầu ươm mầm bằng cả tiềm lực lẫn kinh nghiệm.
Tiki: Kỳ lân tiếp theo
Từ tháng 10/2021, sau khi huy động được 240 triệu USD trong vòng series E, Tiki có giá trị 832 triệu USD, tiệm cận với định giá 1 tỷ USD.
Chỉ cách đây vài ngày, Tập đoàn tài chính Hàn Quốc Shinhan đã công bố việc mua lại 10% cổ phần từ Tiki với số tiền không được tiết lộ. Cuộc mua bán này có thể đã đưa Tiki đạt tới mức kỳ lân. Tuy nhiên, đây chỉ là dự đoán và phía Tiki chưa xác nhận với truyền thông.
Tại Việt Nam, hai đối thủ lớn nhất của Tiki là Shopee và Lazada xét về lưu lượng truy cập web hằng tháng và xếp hạng ứng dụng. Nhà sáng lập của Tiki Trần Ngọc Thái Sơn từng chia sẻ về tham vọng đưa Tiki trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và ngành logistics nói chung. Để làm được điều này, Tiki đã đầu tư nhiều cho công nghệ, kho bãi để quản lý sắp xếp đơn hàng và giao hàng với các dịch vụ như giao hàng trong 2 giờ, 1 giờ, thậm chí là 30 phút kể từ khi đặt hàng.
Tiki cũng từng công bố về kế hoạch IPO tại Mỹ thông qua sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) vào năm 2022. Nhà sáng lập của startup này tin rằng, nếu thành công, Tiki sẽ giúp Việt Nam nổi lên như một trung tâm công nghệ của châu Á.
Amanotes: Sở hữu tựa game Việt Nam đầu tiên đạt 600 triệu lượt tải
Amanotes là công ty phát triển trò chơi cho thiết bị di động, kết hợp âm nhạc với công nghệ để tạo nên những trò chơi hấp dẫn cho người dùng trên toàn thế giới. Startup này do Võ Tuấn Bình (Bill Võ) và Nguyễn Tuấn Cường (Silver Nguyễn) sáng lập vào năm 2014.
Nhắc đến Amanotes, giới làm game sẽ nhắc tới Magic Tile 3 – game mobile luôn nằm trong top 10, 15 các ứng dụng có số lượt tải nhiều nhất toàn cầu với 600 triệu lượt tải.
Xét về các game đã phát hành, nhà phát hành này đã sở hữu 2 tỷ lượt tải trên toàn cầu với hơn 120 triệu người dùng hằng tháng, hơn 15 triệu người dùng hằng ngày. Điều đáng nói, Amanotes chưa từng gọi vốn. Đại diện của startup này cho biết, họ kiếm tiền thông qua hiển thị quảng cáo, người dùng trả tiền mua ứng dụng. Điều này cho phép Amanotes phục vụ nhu cầu của các phân khúc người dùng khác nhau: một số người chỉ cần giết thời gian vài phút mỗi tuần, một số đang cố gắng tận dụng tối đa với quyền truy cập vào nhạc hit mới, thiết kế độc đáo…
Với những thành tích đạt được, chắc hẳn Amanotes có một báo cáo tài chính và số liệu đủ đẹp để huy động vốn từ nhà đầu tư với mức định giá không nhỏ.
Cách đây ít lâu, CEO Võ Tuấn Bình từng chia sẻ rằng Amanotes đang lên kế hoạch cho vòng gọi vốn đầu tiên cũng như kế hoạch bảo trợ các startup khác trong hệ sinh thái của mình để ‘go-global’ nhanh hơn trước đây. Việc Amanotes trở thành kỳ lân có lẽ cũng không quá xa vời.
GHTK: Có kế hoạch IPO trong nước với định giá 1 tỷ USD
Cuộc đua trong thị trường giao nhận của Việt Nam vẫn diễn ra căng thẳng. Giao hàng Tiết kiệm (GHTK) với sự hẫu thuận của SEA Group – công ty mẹ của Shopee có vẻ như đang có lợi thế nhất định. Truyền thông trong nước và thế giới từng đưa thông tin về việc GHTK rao bán 23% cổ phần trong đợt bán thứ cấp. SEA Group được xác định là tiếp tục muốn tham gia vào vòng huy động vốn này, khi đang là một trong hai nhà đầu tư ngoại lớn nhất tại GHTK.
Xét về các game đã phát hành, nhà phát hành này đã sở hữu 2 tỷ lượt tải trên toàn cầu với hơn 120 triệu người dùng hằng tháng, hơn 15 triệu người dùng hằng ngày. Điều đáng nói, Amanotes chưa từng gọi vốn. Đại diện của startup này cho biết, họ kiếm tiền thông qua hiển thị quảng cáo, người dùng trả tiền mua ứng dụng. Điều này cho phép Amanotes phục vụ nhu cầu của các phân khúc người dùng khác nhau: một số người chỉ cần giết thời gian vài phút mỗi tuần, một số đang cố gắng tận dụng tối đa với quyền truy cập vào nhạc hit mới, thiết kế độc đáo…
Với những thành tích đạt được, chắc hẳn Amanotes có một báo cáo tài chính và số liệu đủ đẹp để huy động vốn từ nhà đầu tư với mức định giá không nhỏ.
Cách đây ít lâu, CEO Võ Tuấn Bình từng chia sẻ rằng Amanotes đang lên kế hoạch cho vòng gọi vốn đầu tiên cũng như kế hoạch bảo trợ các startup khác trong hệ sinh thái của mình để ‘go-global’ nhanh hơn trước đây. Việc Amanotes trở thành kỳ lân có lẽ cũng không quá xa vời.
GHTK: Có kế hoạch IPO trong nước với định giá 1 tỷ USD
Cuộc đua trong thị trường giao nhận của Việt Nam vẫn diễn ra căng thẳng. Giao hàng Tiết kiệm (GHTK) với sự hẫu thuận của SEA Group – công ty mẹ của Shopee có vẻ như đang có lợi thế nhất định. Truyền thông trong nước và thế giới từng đưa thông tin về việc GHTK rao bán 23% cổ phần trong đợt bán thứ cấp. SEA Group được xác định là tiếp tục muốn tham gia vào vòng huy động vốn này, khi đang là một trong hai nhà đầu tư ngoại lớn nhất tại GHTK.
Hồi tháng 3/2022, GHTK cũng công bố thông tin về việc chuẩn bị IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam với định giá 1 tỷ USD. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh, năm 2020, GHTK đạt lợi nhuận sau thuế tới 500 tỷ đồng. Năm 2021, startup này tạo ra doanh thu 300 triệu USD và xử lý gần 250 triệu đơn đặt hàng.Với các con số dự báo về tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam thì khả năng thành công của thương vụ IPO này là rất lớn.
GHTK được thành lập năm 2013 bởi một nhóm doanh nhân VIệt. Một cái tên quen thuộc là ông Mai Thanh Bình – Phó chủ tịch của VNLife.GHTK đang có mặt 63 tỉnh thành với quy mô hơn 20 trung tâm vận hành, hơn 1.000 xe vận tải đường bộ, trên 700 chi nhánh với tổng diện tích hạ tầng kho bãi lên đến trên 220.000m2.
Thụy Minh