1. |
Đề tài: “Cải tiến thiết bị đông lạnh và hệ thống nước cấp nhằm nâng cao chất lượng thủy sản chế biến xuất khẩu” |
- Ths.Lương Hoàng Mãnh
- Công ty cổ phần Thủy sản Mêkong |
- Cải tiến thiết bị cấp đông rút ngắn thời gian từ 6 giờ xuống còn 4 giờ/tủ.
- Cải tiến hệ thống xử lý nước cấp làm tăng chất lượng thủy sản đông lạnh
- Hàng năm tiết kiệm được 1 tỷ đồng, nâng 2% sản lượng hàng loại II lên loại I, không còn hàng kém chất lượng. Tạo việc làm ổn định cho trên 500 CBCNV. |
Xuất sắc |
2. |
Đề tài: “Nghiên cứu chọn giống và phát triển mạng lưới nhân giống lúa thành phố Cần Thơ” |
- Ts.Nguyễn Thị Lang
- Viện lúa ĐBSCL |
- Xây dựng vùng sản xuất hạt giống lúa cấp xác nhận.
- Cung cấp Cung cấp 7 tấn lúa giống tác giá cho tỉnh hạt giống tác giả, hat giống nguyên chủng cho 9 điểm khảo nghiệm và 3 điểm trình diễn gồm 60 ha.
- Điều tra hiện trạng về vấn đề sử dụng giống trong nông dân cho kết quả 90% nông dân yêu cầu tỉnh cung cấp giống mới thường xuyên.
- Tập huấn 700 cán bộ và nông dân với một số nội dung : Hệ thống giống lúa 3 cấp, tiêu chuẩn sản xuất giống, những biện pháp canh tác lúa (Phòng trừ tổng hợp, sạ lúa theo hàng). đưa năng suất tăng 10% trong vùng mục tiêu
- Khảo nghiệm giống mới tại 9 điểm đã đề xuất được một số giống thích nghi rộng, phù hợp hợp vùng canh tác đưa vào bộ giống phục vụ sản xuất vụ đông xuân và hè thu của tỉnh. |
Xuất sắc |
3. |
Dự án: “Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi luân canh tôm càng xanh trên ruộng lúa vùng Ô Môn-Thốt Nốt-Tỉnh Cần Thơ” |
- Th.s Phạm Trường Yên
- Chi cục Thủy sản Cần Thơ |
- Đạt được năng suất là 647 và 846 kg/ha (tăng hơn năng suất năm 2002 từ 87- 286 kg/ha), mức tăng thu nhập (lợi nhuận đạt 14-16 triệu đồng/ha).
- Hoàn thiện quy trình sản xuất lúa tôm thâm canh, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất tạo hiệu quả sản xuất.
- Tập huấn được 2 lớp x 70 người, tổ chức được 3 hội thảo đầu bờ cho các nông hộ tham gia học hỏi kinh nghiệm. |
Khá |
4. |
Đề tài: “Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính hướng phát triển và biện pháp quản lý xây dựng và kiến trúc TP. Cần Thơ” |
- Ks. Lưu Văn Tuấn
- Sở Xây dựng |
- Hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển, hiện trạng và đặc trưng của một số tuyến đường quan trọng trong trung tâm của thành phố Cần Thơ: Phan Đình Phùng, Nguyễn Văn Cừ (nối dài), Hai Bà Trưng, 30-4. Đúc kết các giá trị về kiến trúc, nhân văn, cảnh quan…của các đường phố cũng như nêu bật được các nhược điểm đang làm xấu đi kiến trúc cảnh quan trong đó có xác định các nguyên nhân từ người dân, từ công tác quản lý và xây dựng.
- Đề xuất các giải pháp hướng tổ chức không gian kiến trúc và biện pháp quản lý tại các trục đường tiêu biểu tại thành phố Cần Thơ. …
- Các giải pháp về cải tạo, chỉnh trang đường phố được nêu khá toàn diện: xác định tính chất đường, giải pháp cho từng đoạn đường đặc trưng , kiến trúc cho từng loại nhà (kiến trúc cổ, kiến trúc công trình công cộng, kiến trúc nhà phố) và các công trình kỹ thuật tham gia vào kiến trúc đường phố như đường, hè, cây xanh, đường cống, đường ống, đường dây… |
TB |
5. |
Đề tài: “Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong nhân giống và áp dụng công nghệ cao để sản xuất một số giống hoa nhập nội tại TP. Cần Thơ” |
- Ths. Đặng Phương Trâm
- Khoa NN&SHUD, ĐHCT |
Thu thập được một số nguồn gen quý của 04 loại giống cúc các loại, 03 giống vạn thọ và một số giống cây cảnh quý khác như cây hoa chông, cây bắt ruồi, cây sống đời...Đưa vào ống nghiệm với tỷ lệ sống đạt 30%, đem cây từ trong ống nghiệm trồng trong nhà lưới có tỷ lệ sống: Cúc đạt 80%, Vạn thọ 50%. Đồng thời đề tài đã chuyển giao cho nông dân 3.000 cây cúc cắt cành. |
Khá |
6. |
Đề tài: “Ứng dụng tin học vào công tác quản lý xuất nhập cảnh TP. Cần Thơ” |
- Cn. Nguyễn Chí Dũng
- Công an TP. Cần Thơ |
Nâng cao năng suất làm việc so với trước đây trong công tác quản lý xuất nhập cảnh: rút ngắn thời gian giải quyết công việc, lượng hóa được công việc đã thực hiện. Đồng thời nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng tin học trong đơn vị. |
Khá |
7. |
Đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống cho các cây trồng cạn (bắp, đậu xanh, đậu nành) có năng suất cao, kháng sâu bệnh” |
- Gs.Ts. Bùi Chí Bửu
- Viện lúa ĐBSCL |
- Phân nhóm di truyền: đối với đậu nành có 30 giống; đậu xanh có 25 giống, bắp có 24 giống.
+ Nghiên cứu vật liệu lai và lai tạo được 6 tổ hợp lai của đậu nành có 36 đậu xanh.
+ So sánh và khảo nghiệm chọn lọc giống:
ú Đậu nành thực hiện 15 giống qua các vụ xuân hè 2004, hè thu 2005, đông xuân 2005-2006 đã chọn ra được các giống có năng trên 2.5 T/ha là OM ĐN1;110;111;117;29.
ú Đậu xanh thực hiện đánh giá trong vụ hè thu 2005, xuân hè 2006 chọn ra được các giống triển vọng, có năng suất đạt từ 2.1 – 2.6 T/ha gồm OMDX 2;1;11;5.
ú Bắp chọn ra được giống bắp có năng suất cao có năng suất đạt từ 4.2 đến 4.6 T/ha và có độ dẻo ngon dự kiến ra sản xuất là OMB 10 và 4.
+ Tập huấn: đã tổ chức được 5 cuộc hội thảo đầu bờ và 507 lượt người được tập huấn kỹ thuật trồng đậu xanh, đậu nành, bắp. |
Xuất sắc |
8. |
Đề tài: “Nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp các văn nghệ sĩ Cần Thơ: Nguyễn Phương Danh, Huỳnh Năng Nhiêu, Điêu Huyền, Quốc Thanh, Chí Sinh” |
- Cn. Hoàng Bửu Hiếu
- Bảo tàng Cần Thơ |
- Trình bày lược sử hình thành nghệ thuật cải lương Nam Bộ và sân khấu cải lương Cần Thơ, đưa ra một số lý luận về nghệ thuật cải lương.
- Trình bày về cuộc đời, quá trình hoạt động nghệ thuật của từng nghệ sĩ: Tám Danh, Chí Sinh, Bảy Nhiêu, Điêu Huyền, Quốc Thanh (sưu tầm tài liệu, phỏng vấn nhân chứng…) nghiên cứu các văn nghệ sĩ ở các giai đoạn lịch sử gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của nghệ thuật cải lương Nam Bộ). Nêu lên và đánh giá được đầy đủ về cuộc đời hoạt động, tác phẩm của các văn nghệ sĩ. Kết quả của đề tài được phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu. |
Khá |
9. |
Đánh giá tình hình đầu tư và các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp-khu chế xuất Cần Thơ đến năm 2010” |
- PGS.Ts.Phước Minh Hiệp
- Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường ĐHCT |
- Đánh giá được tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp-khu chế xuất của Cần Thơ và Vị Thanh Hậu Giang trong thời gian qua, phân tích đánh giá nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay chưa vào khu chế xuất.
+ Phân tích ma trận SWOT, đánh giá các yếu tố cơ hội, thách thức của môi trường tác động đến hoạt động thu hút đầu tư vào khu công nghiệp; điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Cần Thơ và Hậu Giang.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp-khu chế xuất |
Khá |
10. |
Triển khai ứng dụng kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu khả năng tiêu thụ rau an toàn ở TP. Cần Thơ |
- Ts. Trần Văn Hai
- Chi cục Bảo vệ Thực Vật |
- Thực hiện 62 điểm trình diễn phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân kết quả thực hiện mô hình che lưới trên cải xà lách cho năng suất cao hơn so với ruộng không che lưới là 8.040 kg/ha và 13.791.999 đ/ha.Ứng dụng màng phủ nông nghiệp trên dưa leo cho năng suất cao hơn ruộng không có màng phủ là 5.577 kg/ha và lợi nhuận cao hơn là 6.525.949 đ/ha.Mô hình trình diễn sản xuất rau an toàn có số lần phun thuốc trừ sâu ít hơn ruộng sản xuất theo tập quán sản xuất rau từ 0,5- 2,44 lần/vụ tuỳ theo từng loại rau và thời vụ canh tác; lượng phân đạm nguyên chất ít hơn là 32 kg N/ha (cải củ) và lợi nhuận chênh lệch là 18.149.049 đ/ha (đậu cove). Các loại thuốc BVTV sử dụng trên rau an toàn thường là thuốc trừ sâu sinh học.
- Xây dựng được 8 quy trình canh tác rau an toàn là: củ cải trắng, cải xà lách, bẹ xanh, đậu cove…
- Bước đầu xây dựng danh mục thuốc BVTV phổ biến trên cây rau, thực hiện một đĩa CD-ROM về rau an toàn (nhận dạng sâu bệnh, kỹ thuật phòng trừ…).
- Đánh giá hiện trạng sản xuất rau của người nông dân trước và sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rau an toàn
- Nghiên cứu thị trường về khả năng tiêu thụ rau an toàn gồm người tiêu thụ rau, nhà phân phối rau tại các chợ. Kết quả bước đầu đã xây dựng được 01 hợp tác xã rau Long Tuyền và ký hợp đồng cung cấp rau cho siêu thị Metro. |
Khá |