Nghiên cứu bào chế siro Desloratadin
Đề tài do các tác giả Nguyễn Ngọc Thể Trân - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và các tác giả Đặng Văn Giáp, Trịnh Thị Thu Loan, Nguyễn Đức Tuấn - trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh nhằm xây dựng công thức sirô desloration có tính ổn định không đẳng.
Desloratadin là một
trong các thuốc kháng histamin H1 được lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm
mũi di ứng do ít tác dụng phụ trên tim mạch và hầu như không gây buồn ngủ.
Desloratadin trong công thức sirô thường gặp khó khăn về tính hòa tan và vị đắng
của hoạt chất. Việc xây dựng công thức tối ưu của sirô desloratadin đã được thiết
kế thành công với sự trợ giúp của phần mềm thông minh. Sự kết họp của các mạng
thần kinh và các thuật toán di truyền tỏ ra rất hiệu quả trong thiết kế, phân tích mối liên quan nhân quả và
tối ưu hóa thông số
Thực hiện nghiên cứu được
thực hiện bằng phương pháp thay đổi tá dược (biến độc lập) để tạo ra mười sáu
công thức siro desloratadin trong cùng một quy trình sản xuất và đánh giá các
thông số lý hóa (biến phụ thuộc). Phần mềm thông minh FormRules V3.3 được sử dụng
cho nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả giữa các tá dược khác nhau và tính chất
sản phẩm. Sau đó, tối ưu hóa thông số được thực hiện bởi phần mềm thông minh
INForm v4.01 bằng sự kết hợp của mạng thần kinh, logic mờ và các thuật toán di
truyền. Xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm và theo dõi độ ổn định của thuốc.
Kết quả cho thấy trong
quá trình xây dựng công thức sirô Desloratadin, các tá dược liên quan đến các
tính chất của sirô đã được phát hiện theo một số quy luật. Kết quả dự đoán mối
liên quan nhân quả từ phần mềm được sử dụng để tối ưu hóa công thức. Các giá trị
đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể với
những dự đoán của phần mềm INForm (P > 0,75). Tiêu chuẩn sản phẩm được xây dựng
và thẩm định bởi đơn vị có chức năng. Tuổi thọ của chế phẩm được ước tính bằng
phương pháp lão hóa cấp tốc. Như vậy, bằng việc ứng dụng phần mềm thông minh, đã
phát triển thành công công thức sirô desloratadin ổn định và không đẳng. Mạng
thần kinh, logic mờ và các thuật toán di truyền đã được chứng minh là một
phương pháp hiệu quả cho thiết kế mô hình tối ưu hóa công thức dược phẩm.
Tập san NCKH số 4-11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ