Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các dẫn chất salicylamidothiorhodanin
Đề tài do các tác giả Phạm Thị Tố Liên, Nguyễn Thị Hồng Long, Trần Lê Uyên - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Trương Phương - Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thực hiện với mục tiêu đưa nhóm thion vào dẫn chất 3- samilyamidorhodamin giúp làm tăng hoạt tính trên vi khuẩn và vi nấm.
Rhodanin và các dẫn chất
có chứa lưu huỳnh có nhiều ứng dụng quan trọng nên gần đây được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước cho thấy các dẫn chất rhodamin có tác dụng kháng khuẫn, kháng nấm tốt.
Với các phương pháp kiểm
nghiệm sản phẩm và khử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm được áp dụng như sau:
* Phương pháp kiểm nghiệm
sản phẩm:
- Xác định độ nóng chảy:
máy đo nhiệt độ nóng chảy STUART®SMP3,
- Sắc ký lớp mỏng: bản
mỏng tráng sẳn Silica gel F254 (Merck)
- Phổ hồng ngoại: đo
trên máy Brucker Alpha – T
- Phổ tử ngoại: đo trên
máy Lambomed UVD – 3500.
- Phổ cộng hưởng từ hạt
nhân.
* Phương pháp khử tác dụng
kháng khuẩn, kháng nấm:
- Để khảo sát hoạt tính
kháng khuẩn, kháng nấm, phương pháp pha loảng trong thạch để xác định MIC của
các chất tổng hợp được đã được sử dụng.
Môi trường thử nghiệm:
Trypticase soy – nuôi cấy vi khuẩn và Saboiraud – nuôi cấy nấm.
Vi sinh vật thử nghiệm:
Staphylococcus aureus ATCC 2913, Straptococcus faecalis ATCC 92912, MRSA,
Candida albicans.
Kết quả thực hiện cho
thấy các dẫn chất salicylamidothiorhodamin được tổng hợp từ salicylamido
rhodmin bằng phản ứng thion hóa P2S5 trong dung môi dioxan
khan ở 85 - 900C. Các chất tổng hợp được chưa tìm thấy trong tài liệu
trong và ngoài nước.
Các sản phẩm tổng hợp
được được kiểm tra độ tinh khiết, các đặc tính lý hóa và xác định cấu trúc bằng
sắc ký lóp mỏng, các phổ UV, IR, MS, NMR. Các phương pháp kiểm nghiệm cho thấy
các sản phẩm thu được là các thiorhodamnin.
Thử nghiệm tác dụng
kháng khuẩn và kháng nấm cho thấy cả 3 sản phẩm đều có tác dụng tốt trên vi khuẩn
Gram (+), không có tác dụng trên Candida albicans.
Tập san NCKH số 4-11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ