TT |
Tên đề tài/dự án |
Chủ nhiệm/Cơ quan chủ trì |
Kết quả đạt được |
Xếp loại |
Lĩnh vực |
1. |
Đề tài: "Ứng dụng kỹ thuật GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu bảo vệ thực vật và dự tính dự báo khả năng phát triển và gây hại của một số loài sâu bệnh chính trên lúa ở tỉnh Cần thơ" |
- Chủ nhiệm : Ths.Phạm Văn Quỳnh
- Cơ quan chủ trì: Chi cục Bảo vệ thực vật. |
- Sử dụng công cụ GIS để xây dựng phần mềm quản lý và dự báo tình hình dịch hại một số loại sâu bệnh chính trên cây lúa trong đó chủ yếu là nhiễm rầy nâu.
- Thiết lập các biểu mẫu thu thập dữ liệu tình hình dịch bệnh trên lúa từng đợt định kỳ 10 ngày/lần.
Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính theo không gian, bước đầu đã xác định một số mối tương quan chính giữa các yếu tố tự nhiên (nhiệt độ và ẩm độ không khí), kỹ thuật canh tác (số lần phun thuốc, lượng phân bón, mật độ độ sạ...), các yếu tố khác (tuổi lúa, số lá, số chồi...) với mật độ rầy , mật độ sâu.
- Đưa ra mô hình dự báo tình hình dịch hại định kỳ trên truyền hình đáp ứng phục vụ sản xuất kịp thời và hiệu quả |
Khá |
CNTT |
2. |
Đề tài “Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành phố Cần Thơ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện AFTA” |
- Chủ nhiệm: Ths.Trần Thanh Mẫn
- Cơ quan chủ trì: Đại học Maketting |
- Hệ thống các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, định hướng phát triển các chính sách chủ yếu, cơ sở các định chế AFTA, WTO và lộ trình hội nhập toàn cầu đến năm 2020 của thành phố Cần Thơ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, những tác động đến sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp (môi trường, thị trường, năng lực cạnh tranh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, marketing và xây dựng thương hiệu…). Đánh giá những phù hợp và chưa phù hợp của các doanh nghiệp và một số ngành, các hạ tầng cứng và hạ tầng mềm trên địa bàn TP Cần Thơ.
- Đưa ra những dự báo định lượng cụ thể về nhu cầu phát triển của từng lĩnh vực SXKD. Định hướng chuyển đổi cấu trúc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực sang những ngành đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao (công nghiệp vật liệu; vật liệu mới; linh kiện điện tử, các khu du lịch..)
- Phục vụ hiệu quả cho các cấp lãnh đạo thành phố Cần Thơ, Chính phủ tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế. |
Xuất sắc |
KTXH |
3. |
Đề tài: “Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” |
- Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐHCT) |
- Thu thập thông tin số liệu thứ cấp về nguồn lực kinh tế xã hội của 70 xã vùng ven ngoại thành thành phố Cần Thơ. Đánh giá hiện trạng về nguồn lực kinh tế-xã hội của 70 xã.
- Đánh giá phân tích nhu cầu và khả năng đáp ứng phát xã nông thôn mới của xã Nhơn nghĩa: Đánh giá phân tích hiện trạng quản lý kinh tế xã hội, dự báo xu hướng phát triển.
- Xây dựng đề án phát triển xã Nhơn nghĩa: Phân vùng tổ chức sản xuất ( đối với sản xuất nông nghiệp thì mô hình cam + chanh +ổi, sản xuất rau sạch và cá da trơn cho hiệu quả kinh tế cao nhất), quy hoạch và triển khai tổ chức sản xuất, xây dựng bộ máy quản lý, đề xuất vận dụng cơ chế chính sách thúc đẩy mô hình phát triển.
- Xây dựng đề án dịch vụ nông nghiệp: thị trường, gắn kinh tế nông hộ và kinh tế cộng đồng. có 3 điểm nhấn về dịch vụ du lịch đờn ca tài tử, văn hóa Óc Eo, du lịch tâm linh Gàn dừa, du lịch sinh thái vườn. |
Khá |
KTXH |
4. |
Đề tài: “Điều tra, chọn lọc và đánh giá khả năng đối kháng của các dòng nấm Trichoderma Spp, đối với bệnh thối rễ Fusarium của cam quýt tại Cần Thơ” |
- Chủ nhiệm : Ths.Dương Minh
- Đơn vị chỉ trì: Trường Đại học Cần Thơ. |
- Điều tra thu thập và phân lập được 74 chủng nấm Fusarium solani, 181 chủng nấm Trichoderma. Đã chọn lọc ra 22 chủng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng cao với ba chủng F. Solani gây bệnh thối rễ cam quýt ở pH 4,2 – 5,5.
- Nhóm tác giả đã phát triển được chế phẩm sinh học với tên thương mại là Tricô-ĐHCT; sản phẩm đã đăng ký đặc cách cho phép sản xuất của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và đã có hiệu quả sử dụng trong phòng trừ bệnh thối rễ trên cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của đề tài có triển vọng áp dụng khá rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp đây là một đóng góp không nhỏ của nhóm tác giả trong việc hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong hệ thống bảo vệ thực vật trên cây ăn trái để tăng thu nhập cho người nông dân, giảm ô nhiễm môi trường nhằm góp phần tăng cường năng lực phát triển nông nghiệp, đồng thời duy trì một nền nông nghiệp bền vững ở Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. |
Khá |
NN |
5. |
Đề tài: “Khảo nghiệm một số cây thức ăn gia súc cho chăn nuôi đại gia súc thành phố Cần Thơ” |
- Chủ nhiệm : PGs.Ts. Lưu Hữu Mãnh
- Đơn vị chủ trì: Trường Đại Cần Thơ. |
- Cho kết quả về quy trình kỹ thuật trồng và năng suất của 5 loại cỏ hòa thảo (cỏ voi, cỏ xả, cỏ paspalum, ruzi, cỏ shorgo) và 4 loại cỏ họ đậu (kudzu, đậu cowpea, đậu Macroptilium, đậu stylo).
- Xác định 02 loại cỏ làm thức ăn gia súc có triển vọng là Macroptilium và cỏ paspalum.
- Đưa ra khuyến cáo kỹ thuật trồng đơn thuần một loại cỏ sẽ cho năng suất cao hơn so với trồng hỗn hợp nhiều loại cỏ. |
Khá |
NN |
6. |
Dự án “Xây dựng mô hình trồng hoa từ giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô (cúc, vạn thọ) ở An Bình và Long Tuyền thành phố Cần Thơ” |
- Chủ nhiệm: Ths.Hoàng Hữu Toàn
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ TP Cần Thơ |
- Nhân giống tạo cây mô cúc, vạn thọ trong phòng cấy mô.
- Ươm tạo cấy giống trong vườn ươm:
+ Diện tích ươm vụ hè: 500m2
+ Diện tích ươm vụ đông: 1.000m2
Tỉ lệ sống cây mô sau khi ươm cả hai vụ đều đạt gần 90%.
- Triển khai xây dựng mô hình trồng trên đất ruộng để sản xuất hoa thương phẩm. Bao gồm:
+ Đào tạo kiến thức về kỹ thuật sản xuất hoa kiểng từ cây cấy mô cho cán bộ kỹ thuật tham gia dự án: 02 cán bộ phòng Kinh tế quận Ninh kiều và quận Bình Thủy; 02 cán bộ của Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ.
+ Tập huấn về kỹ thuật trồng hoa từ cây cấy mô cho 02 hộ nông dân tham gia dự án và các nông dân trồng hoa ở An Bình và Long Tuyền: 50 hộ (mỗi địa phương 25 hộ).
+ Theo dõi phát triển và thu thập tỉ lệ cây thương phẩm của vụ hè và vụ đông đạt yêu cầu về tỉ lệ sống, màu sắc, kích thước, số hoa.
+ Đã hoàn chỉnh quy trình sản xuất cây thương phẩm. |
Xuất sắc |
NN |
7. |
Dự án “Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác lúa - thủy sản - vật nuôi tổng hợp ở vùng lũ của thành phố Cần Thơ” |
- Chủ nhiệm: Ks.Võ Thị Thùy Dương
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ |
- Đầu tư máy móc và nguyên vật liệu cho nông dân trong dự án.
- Tập huấn và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nhóm nông dân gồm 6 lớp với 20 hộ/lớp các nội dung kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao, nuôi cá trong ruộng, nuôi bò, và kinh tế hợp tác. Tập huấn cho cán bộ khuyến nông xã, đoàn thể về lập và quản lý dự án, phát triển công đồng và khuyến nông với số lượng 7 lớp với 20 cán bộ/lớp.
- Xây dựng mô hình lúa-cá cho kết quả: Thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác lúa và nuôi cá trong ruộng của nông dân cho hiệu quả giảm chi sản xuất, gia tăng chất lượng sản phẩm). Nuôi cá trong ruộng thâm canh tăng năng suất và hướng tới nhu cầu thị trường đối với cá nuôi. Tổng thu của mô hình lúa –cá là 35,729,000 đồng/ha, lợi nhuận là 18,560,000 đ/ha của hộ trong dự án so với hộ ngoài dự án tổng thu là 36,786,000 đ/ha nhưng lợi nhuận đem lại là 16,385,000 đ/ha.
- Thành lập được 02 tổ kinh tế hợp tác gồm 14 hộ (đã nâng lên thành hợp tác xã nông nghiệp) trong đó tổ đã xây dựng quỹ tín dụng nội bộ với tổng vốn gần 10 triệu đồng, xây dựng điều lệ hợp tác xã và phương án kinh doanh. |
Khá |
NN |
8. |
|
- Cơ quan chủ trì: Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long |
- Đề tài đã hoàn tất các sản phẩm : 04 DNA sạch , 10 bộ KIT . Các quy trình kỹ thuật PCR cho chọn dòng thuần cho 04 loại cây
- Đã thiết kế được các Primer và đăng ký mã trình tự marker trên thế giới.
- Tập huấn 10 cán bộ về sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử : ly trích DNA, phân tích chất lượng DNA, thiết kế Primer… |
Khá |
NN |
9. |
Dự án “ Nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển xuất khẩu thủy sản tỉnh Cần Thơ bằng thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế HACCP, SQF 1000-2000CM |
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Nguyên
- Cơ quan chủ trì: Sở NN&PTNT Cần Thơ |
- Biên soạn đủ số lượng tài liệu theo yêu cầu của hệ thống HACCP và SQF 1000: Chương trình tiên quyết, quy tắc hành xử, Kế hoạch tổng thể HACCP, SQF 1000-2000CM . Việc hoàn thành các tài liệu hệ thống là sự nổ lực cao của BCN và ban điều hành dự án. Kết quả dự án góp phần nâng cao nhận thức về an toàn chất lượng của hộ nuôi thủy sản.
- Hai bộ Sổ tay chất lượng : bộ tài liệu hệ thống chung giúp cho cơ quan quản lý điều hành và bộ tài liệu áp dụng hệ thống SQF 1000 dành cho các hợp tác xã và hộ dân nuôi cá Basa và tôm càng xanh trong ruộng lúa. đã thể hiện việc thu thập nghiên cứu rất công phu. Số lượng tài liệu khá nhiều nhưng rõ ràng, được liên kết thành một hệ thống tài liệu đáp ứng tất cả các yêu cầu của hệ thống HACCP và SQF 1000. Đặc biệt bộ tài liệu hệ thống dùng cho hộ nuôi rất đơn giản ngắn gọn dễ hiễu dễ áp dụng.
- Dự án cũng đã tổ chức đào tạo tập huấn đầy đủ cho các hợp tác xã-hộ nuôi và nhà máy chế biến thủy sản vể việc nhận thức và triển khai áp dụng HACCP, SQF 1000 và 2000.
- Đào tạo được 70 người trở thành chuyên viên thực hành theo tiêu chuẩn HACCP, SQF 1000 và 2000CM . Hình thành được đội ngũ giảng viên SQF 1000 (20 người) và nhóm chuyên gia đánh giá nội bộ xây dựng được lực lượng kế thừa có khả năng và tạo sự chủ động trong việc triển khai mở rộng dự án về sau
- Có 4 nhà máy chế biến thủy sản và một số hộ nuôi (khoảng 70 ha) đã tự đầu tư kinh phí (không sử dụng đến kinh phí hỗ trợ của dự án) để đăng ký được tổ chức chứng nhận SGS đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000-2000CM đã thể hiện tính thực tiển của dự án. |
Khá |
TS |