Phân lập Charantin từ mướp đắng và khảo sát một số điều kiện chiết xuất giàu charantin (Momordica charantia L cucurbitaceae)
Đề tài do tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Trần Điễm Huỳnh - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện nhằm phân lập charantin từ mướp đắng và khảo sát một số điều kiện chiết xuất giàu charantin phục vụ công tác chiết xuất và bào chế sản phẩm chứa charantin
Mướp đắng thuộc họ Bí
và đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời dùng ngăn ngừa ung thư,
phòng chống nghẽn động mạch, giảm lượng đường trong máu, trong đó tác dụng hạ
đường huyết đang rất được quan tâm. Trong đó một trong những thành phần hóa học
có tác dụng hạ đường huyết là charantin.
Dược liệu được chiết xuất
bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi là cồn 96% và cô thu hồi dung môi. Cao
chiết được tách thành các phân đoạn đơn giản hơn bằng cách chiết phân bổ lỏng –
lỏng. Charantin được phân lập nhờ vào phân bổ lỏng – lỏng , chất tinh khiết được tinh chế bằng phương
pháp kết tinh lại. Chất phân lập được, xác định cấu bằng các kỹ thuật phổ NMR
và MS. Khảo sát một số điều kiện chiết xuất, số lần chiết xuất để có được cao
chiết có hàm lượng cao charantin.
Kết quả cho thấy đã phân lập được 1,2g hợp chất tinh
khiết, xác định cấu trúc là charantin và các điều kiện chiết xuất cồn 80%, tỷ lệ
dược liệu và dung môi (khối lượng: thể tích) là 1:3, thời gian chiết xuất là 60
phút cho 1 lần chiết và số lần chiết là 3 lần. Như vậy, hợp chất phân lập được có thể dùng
làm chất chuẩn đối chiếu trong kiểm nghiệm dược liệu chứa charantin và chế phẩm
có chứa charantin. Đồng thời kiểm soát được một số điều kiện chiết xuất giàu
charantin.
Tập san NCKH số 4-11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ