Nghiên cứu thành phần hóa học của lá dã quỳ
Đề tài do Thạch Trần Minh Uyên và Nguyễn Viết Kình - Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện, với mục tiêu chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất phân lập được từ lá dã quỳ mọc tại Việt Nam nhằm tại cơ sở cho việc khai thác dã quỳ như là nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường.
Cây dã quỳ - Tithonia
diversifolia (Hemsl.) A. Gray, họ
Asteraceae – là một loài mọc hoang nhiều nơi tại Việt Nam. Lòai này đã được sử
dụng để chống lại các loại sâu bệnh, tuyến trùng gây hại cho các vườn cà phê,
tiêu….
Với phương pháp ngấm kiệt
dã quỳ với cồn 25%. Dịch chiết cồn được loại tạp và tách riêng phần chất đắng.
Phần chất đắng này sau đó được phân lập bằng các kỹ thuật sắc ký cột để thu được
các hợp chất tinh khiết. Cấu trúc hóa học của các hợp chất này được xác định bằng
kỹ thuật MS và NMR.
Kết quả cho thấy ba hợp
chất tinh khiết đã được phân lập từ lá dã quỳ là 1 β- methoxydiversifolin 3 -O-
methyl ether (A1), tagitinin A (A2) và 1 β –hydroxytirotundin 3 -O- methyl
ether (A3). Với kết quả này, có thể tạo
cơ sở cho việc nghiên cứu các tác dụng sinh học của loài dã quỳ mọc tại Việt
Nam.
Theo Tập san NCKH số 4-11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ