Nghiên cứu những tác động của Biến đổi khí hậu và đề xuất những biện pháp bảo vệ vùng ven biển tỉnh Kiên Giang
Nghiên cứu do nhóm tác giả Ths. Nguyễn Văn Được, TS. Tôn Thất Lãng, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ chí Minh thực hiện, nhằm nghiên cứu những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, từ đó đề xuất các giải pháp và kinh nghiệm ứng phó tại địa phương.
Biến đổi khí hậu đã thể hiện rõ ở tỉnh Kiên
Giang qua nền nhiệt độ tăng với giá trị 0,11oC/năm. Lượng mưa bình
quân trong ngày cao hơn nhiều, gây nghiều hiện tượng lũ quét cục bộ. Trong mùa
khô thì hạn hán khắc nghiệt, dẫn đến hiện tượng cháy rừng diễn ra nghiêm trọng
hơn. Hiện tượng nước biển dâng là rất rõ, bình quân mỗi năm mực thủy triều tăng
1,6cm.
Sau kết quả nghiên cứu về tình hình khí
tượng thủy văn của tỉnh, nhóm tác giả đề xuất cần thực hiện các giải pháp tổng
hợp. Trước hết, phải đầu tư xây dựng dự án quan trắc, cảnh báo sớm với biến đổi
khí hậu và nước biển dâng; Tiếp theo xây dựng dự án đầu tư hệ thống đê bao và
dự án đập ngăn nước biển, cửa ngăn các dong sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang. Đồng thời xây dựng dự án tiêu thoát nước cục bộ và các trạm bom dọc
theo bờ biển dài hơn 200km của tỉnh; xây dựng hệ thống đai rừng ngập mặn tối
thiểu cũng rộng hơn 50m để ngăn chặn sóng biển và nước biển dâng và xây dựng hệ
thống cây xanh chắn gió theo mô hình canh tác tổng hợp phía sau đê biển; xây
dựng mô hình canh tác phù hợp với biến đổi khía hậu và nước biển dâng, nghiên
cứu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái mới khi có sự thay đổi
môi trường sống.