Phân tích triều cường cao bất thường tại TP. HCM trong 6 năm từ 2006 đến 2011
Nghiên cứu do nhóm tác giả Phan Thanh Minh, Lê Thị Xuân Lan (Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ) thực hiện nhằm phân tích chuỗi số liệu mực nước thực đo tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) từ năm 1960 – 2011 (51 năm).
Trong
những năm gần đây, liên tiếp mực nước triều cường tại TP. HCM ở mức cao, tình
hình ngập lụt nghiêm trọng cho nhiều khu vực trong thành phố xảy ra nhiều hoen,
gây ngập úng, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Qua
những phân tích các đợt triều cường cao trong những năm gần đây, có thể thấy rõ
những nguyên nhân góp phần làm cho đỉnh triều cường cao là các hình thế thời
tiết trong các tháng 10, 11 và 12 là sự hoạt động của gió mùa đông bắc mạnh,
sóng cao gió lớn ép dồn nước biển vào cửa sông, khi có bão hoặc ấp thấp nhiệt
đới hoạt động ngoài khơi, hoặc khi có tổ hợp giữa bão và ấp thấp nhiệt đới dồn
dập cũng gây sóng lớn đẩy nước triều dâng cao, và ngay cả trong điều kiện có
gió chướng (khi gió lệch đông) với cường độ trung bình cũng có tác động đẩy dồn
nước biển vào cửa sông.
Nhìn chung,
chế độ thủy triểu biển Đông là yếu tố mạnh mẽ nhất ảnh hưởng chủ yếu đến mực
nước trên sông rạch khu vực TP. HCM, từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hằng năm
là thời kỳ triều cao của khu vực nam biển Đông, đồng thời đây cũng là thời kỳ
mực nước các hồ chứa đã ở mức cao do đã có tích đủ nước và gió mùa đông bắc
cũng hoạt động mạnh trong thời gian này, do đó nếu vào thời kỳ triều cường xuất
hiện đồng thời với các yếu tố trên, mực nước trên các sông rạch khu vực TP. HCM
và các vùng ven sẽ ở mức cao gây ngập úng nghiêm trọng.