SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

DANH MỤC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN UBND DUYỆT THỰC HIỆN 2008

[07/05/2010 15:03]

DANH MỤC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN UBND DUYỆT THỰC HIỆN 2008 (Kèm theo quyết định số 2210/QĐ-UBND ngày 01/10/2007)

Stt

Tên đề tài/dự án

Mục tiêu

Sản phẩm dự kiến

A. Chương trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng các công nghệ trọng điểm

I. Lĩnh vực Công nghệ sinh học

1

Đề tài: “Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học từ nguyên sinh động vật để phòng trừ nhóm sâu ăn lá cho vùng rau an toàn Tp Cần Thơ”

- Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ nguyên sinh động vật (Protozoa) bằng thiết bị hiện đại của Nhật viện trợ trong dự án NeDO-VN (nâng cấp năng lực phát triển chế phẩm sinh học tại Việt Nam).

- Ứng dụng trên đồng ruộng để trừ nhóm sâu ăn lá hại rau màu (chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, sâu đo, sâu nhiễu đọt...)

- Thay dần thói quen sử dụng thuốc hóa học độc hại bằng thuốc sinh học không độc cho con người và môi trường sản xuất nông nghiệp.

- Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ protozoa diệt sâu hại.

- Chế phẩm đóng gói dạng bột hoặc vô chai dạng dung dịch.

2

Đề tài: “ Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng các loại bẫy bắt côn trùng gây hại (sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, ruồi đục quả) trên rau màu ở  Cần thơ”

 

- Nghiên cứu chế tạo một số hoạt chất dẫn dụ mồi nhử và bẫy côn trùng gây hại  chính trên rau.(sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, bọ nhảy, ruồi đục quả)

- Kết hợp các phương pháp dự báo tình hình, kiểm soát sâu  hại cây trồng  trên đồng ruộng

Quy trình  tổng hợp hoạt chất và chế tạo mồi nhử bẫy bắt bướm (sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, bọ nhảy, ruồi đục quả)

B. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KH&CN VÀO SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG

I. Lĩnh vực Công nghiệp

3

Đề tài: “Lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Cần Thơ

 

 

- Xây dựng luận cứ khoa học cho sử dụng năng lượng tiết kiệm và  hiệu quả.

- Ứng dụng các giải pháp TK&HQ NL vào một số mô hình (doanh nghiệp).

- Cơ cấu, tỷ lệ, lượng tiêu thụ điện năng của các nhóm đối tượng;

- Khả năng TKNL của từng đối tượng;

- Trên cơ sở tiềm năng, cơ cấu sử dụng năng lượng, đề xuất giải pháp khả thi cho từng đối tượng;

- Đề án về Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng (Các giải pháp triển khai, lộ trình thực hiện các giải pháp theo từng nhóm đối tượng và kinh phí thực hiện).

- Đưa ra các mô hình ứng dụng TKNL.

4

Dự án: “Hỗ trợ chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất nước tương an toàn chất 3-MCPD”

 Chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất nước tương an toàn chất 3-MCPD đến các nhà sản xuất tại TP. Cần Thơ

- Quy trình trình công nghệ sản xuất nước tương an toàn chất 3-MCPD.

- Nước tương đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành (đặc biệt là chất 3-MCPD), đạt chất lượng (màu, hương vị tự nhiên hàm lượng đạm đạt 2,6 g/100 ml..) được người tiêu dùng chấp nhận.

II. Lĩnh vực kinh tế

5

Đề tài: “Xác định các sản phẩm hàng hóa chủ lực trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2007-2010 đến 2020”

 Xây dựng các tiêu chí để xác định sản phẩm chủ lực

- Xây dựng danh mục sản phẩm hàng hóa chủ lực của TP. CT giai đoạn 2007-2010 và hướng đến 2020.

- Phương pháp luận đưa ra các tiêu chí xác định sản phẩm chủ  lực.

III. Lĩnh vực trồng trọt

6

Đề tài: “Điều khiển trổ hoa và nâng cao phẩm chất trái mận (Syzygium samarangense (Blume) Merr. & L. M. Perry)  bằng các biện pháp bảo quản”

Xử lý ra hoa cho mận bằng các hình thức an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời giữ cho mận duy trì chất lượng tốt sau thời gian thu hoạch để đạt được yêu cầu của thị trường chất lượng cao.

1. Phương pháp xử lý mận ra hoa.

2. Phương pháp bảo quản mận

7

Dự án: “Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với xoài Cát Hòa Lộc tại Nông trường Sông Hậu, TP. Cần Thơ theo hướng EUREPGAP”

Xây dựng tiêu chuẩn EUREPGAP đối với xoài Cát Sông Hậu của TP. Cần Thơ

Đạt chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn EUREPGAP.

8

Dự án: “Xây dựng mô hình phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa cao sản ở thành phố Cần Thơ ”

- Xây dựng qui trình quản lý cỏ dại phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương trên cơ sở phát triển chương trình 3 giảm 3 tăng.

- Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại. Giảm số lần sử dụng thuốc trừ cỏ, giảm chi phí sản xuất lúa, tăng chất lượng sản phẩm.

- Có ít nhất 50% hộ nông dân trong vùng triển khai dự án học tập ứng dụng theo quy trình.

- 100% nông dân tham gia thực hiện điểm trình diễn ứng dụng quy trình trên toàn bộ diện tích canh tác của gia đình.

- Hoàn chỉnh qui trình quản lý cỏ dại phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương.

- Số liệu về kết quả thực hiện các điểm trình diễn theo quy trình.

- Số liệu sự thay đổi tập quán phòng trừ cỏ dại của nhà nông trước và sau khi tham gia dự án.

IV. Lĩnh vực thủy sản

9

Đề tài: “Xây dựng cơ sở khoa học xác định các tác nhân gây vàng toàn thân trên cá tra nuôi, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp và hữu hiệu”

- Xác định tác nhân gây vàng toàn thân trên cá tra nuôi.

- Đề xuất các mô hình xử lý phù hợp.

- Phương pháp xác định tác nhân gây vàng toàn thân trên cá tra nuôi.

- Mô hình xử lý phù hợp, hữu hiệu, hoặc phòng trị hiệu quả.

 

V. Lĩnh vực y tế

10

Đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý và điều trị hiệu quả các bệnh phổi mạn tính (hen phế quản và  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) trong bệnh viện và ngoài  cộng đồng”

 

Xây dựng mô hình quản lý và điều trị có hiệu quả bệnh phổi mạn tính (Hen phế quản và COPD) tại thành phồ Cần Thơ.

1. Các tài liệu chuẩn về chẩn đoán và điều trị bệnh dạng hướng dẫn thực hành (pocket guide).

2. Phần mềm máy tính quản lý bệnh.

3. Các tài liệu, bài giảng dưới dạng tập huấn, bổ túc kiến thức.

4. Các tài liệu, chương trình nghe-nhìn giáo dục cộng đồng và bệnh nhân.

5. Các bài báo, báo cáo khoa học.

6. Mô hình một hệ thống y tế quản lý và điều trị các bệnh phổi mạn tính

VI. Lĩnh vực chế biến

11

Đề tài: “Xây dựng quy trình bảo quản một số loại rau bằng chế phẩm sinh hóa”

Kéo dài thời gian bảo quản rau, giảm  tỷ lệ hư hỏng, an toàn cho sức khỏe

- Kéo dài thời gian bảo quản tươi rau quả từ 20-30%, giảm tổn thất ít nhất 10% so với các điều kiện bảo quản khác tương đương.

- Hiệu quả bảo quản cao, hương vị và các chất dinh dưỡng không thay đổi

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ