Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác đinh tác nhân gây bệnh vàng toàn thân trên cá tra nuôi (Pangasius hypothalmus), xây dựng quy trình xử ly phù hợp”
Ngày 01/3/2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác đinh tác nhân gây bệnh vàng toàn thân trên cá tra nuôi (Pangasius hypothalmus), xây dựng quy trình xử lý phù hợp” do Ths. Trần Thanh Hải, Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ làm chủ nhiệm nhằm xác định tác nhân gây bệnh vàng toàn thân trên cá tra nuôi.
Giai đoạn 1, Ban chủ nhiệm đã tiến hành điều tra thông tin của 100 hộ nuôi
cá tra, đánh giá các yếu tố có liên quan, thẩm tra lại và chọn 20 hộ để theo
dõi và thu mẫu định kỳ tại ao nuôi; bố trí thí nghiệm gây nhiễm xác định
vai trò của môi trường nước (yếu tố NO2- và NH4
+) đối với bệnh vàng toàn thân trên cá.
Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm
của các mẫu thu ngoài ao: mẫu
mô: 129 mẫu/180 mẫu trên 5 cơ quan của cá là gan, thận, tỳ tạng, ruột và mật; mẫu vi khuẩn của 129 mẫu cá
/180 mẫu có 28 mẫu cá
xuất hiện vi khuẩn, có 4 mẫu cá vàng da nhiễm một số vi khuẩn: Aeromonas
spp. Pseudomonas spp và Edwadsiella spp; mẫu ký sinh trùng của 129 mẫu/180
mẫu có 6 nhóm kí sinh trùng: sán lá đơn chủ, trùng mặt trời, trùng lông, bào
nang myxobolus, giun tròn và trùng quả dưa. Ngoài ra, kết quả phân tích các các
chỉ tiêu: chỉ tiêu peroxit của 101 mẫu thức ăn/180 mẫu có 91 mẫu từ ao cá khỏe
là 0,89±0,62 (meq/kg) và 10 mẫu từ ao có vàng da: 0,86±0,62 (meq/kg); chỉ tiêu
Chlorophyll-a của 111 mẫu nước ao nuôi/180 mẫu có 100 mẫu từ ao cá khỏe là
240±198,2 (µg/L) và 11 mẫu từ ao cá vàng da là
122±118,58 (µg/L); chỉ tiêu huyết học: 129 mẫu, số lượng tế bào hồng cầu
trung bình của nhóm cá khỏe là 1,54±1,57x106 tế bào/mm3 khác
biệt có ý nghĩa so với số lượng tế bào hồng cầu trung bình của nhóm cá bệnh
vàng da là 0,26±0,44x106 tế bào/mm3. Xác định tác động
của môi trường nước, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích với 02 thí nghiệm: 144
mẫu chlorophyl-a/36 mẫu; 72 mẫu NO2-/36 mẫu; 72 mẫu NH4
+/36 mẫu. Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu bệnh học trên cá của 02 thí
nghiệm này là: huyết học (48 mẫu/160 mẫu) và phân tích mẫu mô (48 mẫu/160 mẫu).
Qua kiểm tra thực tế cho thấy cá bị vàng da có tỷ lệ trùng lông cao
có thể có liên quan đến khả năng gây bệnh, hoặc không liên quan rõ ràng. Nhóm
nghiên cứu đang tiến hành thí nghiệm gây cảm nhiễm trùng lông qua đường tiêu
hóa bằng que thăm trứng. Dự kiến trong thời gian tới, Ban chủ nhiệm tiếp tục
theo dõi các thí nghiệm xác định tác nhân gây bệnh trên cá tra nuôi trên địa
bàn TP. Cần Thơ.