Nghiên cứu sử dụng enzyme trong chiết tách dầu béo và các thành phần của cám gạo
Hiện nay, công nghệ chế biến dầu thực vật ở nước ta chủ yếu vẫn theo phương pháp cổ điển là ép cơ học hoặc trích ly bằng dung môi hữu cơ. Trong khi đó, xu hướng tiêu dùng trên thế giới ngày càng thiên về sử dụng các sản phẩm thiên nhiên. Sự tiêu thụ các loại dầu thực vật được lý trích ly bằng dung môi hữu cơ ở các nước phát triển đang giảm dần vì lý do an toàn sức khoẻ.
Trong lĩnh vực an toàn công nghiệp và môi
trường, công nghệ trích ly dầu thực vật bằng dung môi hữu cơ hoặc tinh luyện
bằng phương pháp hoá học đang được các nước trên thế giới đánh giá là nhiều
nguy cơ cháy, nổ và ô nhiễm môit rường.
Một trong những thành tựu KH&CN trên
thế giới liên quan đến chế biến dầu thực vật hiện nay là dùng phương pháp
enzyme để làm tăng hiệu suất trích ly và giá trị sử dụng của các loại dầu dừa,
dầu đậu tương, dầu mầm ngô, dầu lạc, dầu cám gạo... Ngoài ra, phụ phẩm bã sau
khi tách dầu có thể được tiếp tục xử lý bằng công nghệ enzyme hoặc vi sinh để
nâng cao giá trị, góp phần làm cho việc khai thác tài nguyên vùng nguyên liệu được
hiệu quả nhất.
Nhằm tiếp cận công nghệ chế biến tiên tiến
phù hợp để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh trạnh đối
với sản phẩm có lợi thế và có triển vọng xuất khẩu như dầu cám gạo, nhóm tác
giả do TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt làm chủ đề tài đã cùng nhau nghiên cứu để xác
định một số enzyme thích hợp để chiết tách dầu béo, thu hồi protein trong cám
gạo và xử lý các phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế của việc tận dụng các
phụ phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm và quá trình sản xuất.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã thu thập
và phân tích để đánh giá chất lượng của 5 loại cám gạo. Trong điều kiện thí
nghiệm, loại cám gạo được đánh giá có hàm lượng dầu cao nhất là cám lau bóng
của loại gạo hạt trong.
Xác định được quy trình chiết xuất dầu cám
gạo bằng phương pháp enzyme: nguyên liệu dùng để chiết xuất dầu cám là cám gạo
có hàm lượng dầu không dưới 14%; cám phải được xử lý nhiệt trước khi xử lý
enzyme; các enzyme có thể dùng để chiết xuất dầu cám gạo đạt hiệu quả cao là
protease, hemicellulase và carbohydrase; liều lượng enzyme carbohydrase thích
hợp để chiết xuất dầu cám gạo là 0,1%; thời gian xử lý enzyme carbohydrase là
từ 30 phút đến 2 giờ; pH môi trường khuấy trộn sau khi xử lý enzyme: pH10; hiệu
suất chiết xuất dầu cám gạo: 77,5%.
Thêm vào đó là xác định được quy trình thu
nhận protein cám gạo, quy trình thu nhận xơ hoà tan từ bã cám gạo. Đã áp dụng
các quy trình để sản xuất thử nghiệm và có sản phẩm mẫu: dầu cám gạo, chiết
xuất protein cám gạo, xơ hoà tan từ cám gạo. Có kết quả phân tích đánh giá chất
lượng các sản phẩm dầu cám gạo, chiết xuất protein cám gạo, xơ hoà toan từ cám
gạo.
Có
thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 7776/2010) tại Cục Thông
tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).