Nghiên cứu ứng dụng Pullulan trong sản xuất bánh kẹo và bảo quản thịt
Một sản phẩm mới có nguồn gốc sinh học đang được chú ý, quan tâm nhiều trên thế giới hiện nay là pullulan. Pullulan có những tính chất như là hoàn toàn trong nước lạnh tạo dung dịch có độ nhớt, độ dính cao, dung dịch trong và ổn định, không hoà tan trong dung môi hữu cơ, chịu được khoảng pH rộng 2-12, không tạo gel, có sức căng bề mặt lớn hơn nước,...
Với khả năng tạo màng mỏng trong suốt, ngăn
oxy pullulan đang được chú ý như một nguồn nguyên liệu mới thay thế một phần
bao bì polyethylen nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bức bách hiện nay.
Hiện nay pullulan được nghiên cứu và sản
xuất trên quy mô công nghiệp ở rất nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung
Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... Ở nước ta, pullulan hầu như chưa được chú ý đến. Để có thể
ứng dụng được pullulan, nhóm tác giả do ThS Ngô Thị Vân làm chủ nhiệm đề tài đã
cùng nhau nghiên cứu, bước đầu nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao góp phần
đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo tiền đề cho nghiên cứu sản xuất
pullulan ở nước ta. Mục tiêu của đề tài là nhằm ứng dụng pullulan trong chế
biến và bảo quản thực phẩm.
Chính vì các đặc tính trên nên pullulan
được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: công nghiệp thực phẩm,
công nghiệp dược, mỹ phẩm và các ngành công nghiệp khác. Trong công nghiệp thực
phẩm, pullulan được sử dụng để tăng độ bóng, giữ màu sắc, nâng cao chất lượng
của sản phẩm kẹo, làm tăng độ nhớt, độ dính cho đồ uống, kem, xúc xích... Màng pullulan
có khả năng ngăn không cho không khí thấm qua nên được sử dụng để bao gói, phủ
bên ngoài cho các sản phẩm thực phẩm chống oxy hóa chất là các sản phẩm có dầu
và tăng cường khả năng chống mất màu của sản phẩm. Ngoài ra, pullulan được sử
dụng là thực phẩm chức năng (thực phẩm ít calo). Trong công nghệ dược phẩm, y
học, pullulan được sử dụng để làm vỏ nang thuốc tân dược, làm chất giữ cân bằng
áp suất trong máu... Trong công nghệ mỹ phẩm, với khả năng kết dính cao
pullulan được ứng dụng trong sản xuất dầu gội đầu, làm chất tạo sợi, tạo bọt và
độ nhớt thấp giúp cho dịch dễ thấm sâu vào da tóc. Trong các ngành công nghiệp khác
như công nghiệp dệt thì nó là tác nhân hồ vải.
Qua thời gian nghiên cứu thì đề tài đã
nghiên cứu được các điều kiện công nghệ ứng dụng pullulan trong chế biến kẹo đó
là kẹo mật ong và kẹo cứng. Kẹo pullulan cho độ bóng cao, độ dòn, độ trong, màu
sắc tươi hơn, đặc biệt hạn chế được tình trạng chảy nước khi để bên ngoài. Hoàn
thành nghiên cứu các điều kiện công nghệ sử dụng pullulan trong bảo quản thịt.
Có
thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 7314/2009) tại Cục Thông
tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).