Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau
Bài nghiên cứu do tác giả Lưu Văn Huy, Tổng cục Thủy Sản thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả và những tồn tại, hạn chế của quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm của tỉnh Cà Mau, để hường tới nghề nuôi tôm ở Cà Mau nói riêng, ĐBSCL nói chung phát triển ổn định và bền vững.
Cà Mau là tỉnh trong vùng
ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về nuôi tròng thủy sản, hiện đang phát triển mạnh về
nuôi trồng thủy sản nước lọ, đặc biệt là tôm sú. Các mô hình chuyển đổi ở Cà
Mau đã bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ những năm 2000 đến nay. Việc chuyển đổi cơ
cấu sản xuất từ các vùng đất tròng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản
(NTTS) ở Cà Mau trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự phát triển
kinh tế, xã hội và môi trường.
Kết quả nghiên cứu, đánh
giá cho thấy hầu hết các mô hình sau chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế
cao so với trước chuyển đổi. Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) sau
chuyển đổi có lợi nhuận cao gấp 2 lần so với trước chuyển đổi, mô hình bán thâm
canh (BTC) cao gấp 3,35 lần, mô hình thâm canh (TC) cao gấp 14,18 lần so với
trước chuyển đổi. Mô hình nuôi tôm QCCT mang lại hiệu quả cao nhất, bởi vì mô
hình này chỉ bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư để thu về được 14,08 đồng lợi nhuận, cao
gấp 8,5 lần mô hình nuôi tôm BTC và cao gấp 10,6 lần mô hình nuôi tôm TC (trong
khi đó tỷ lệ này ở mô hình nuôi tôm BTC là 1,75 đồng, mô hình nuôi tôm TC là
1,4 đồng). Tuy nhiên, xét về góc độ qui mô đầu tư thì mô hình nuôi tôm TC cho
lợi nhuận cao nhất, đạt 91,72 triệu đồng/ha, cao gấp 4,2 lần mô hình nuôi tôm
BTC và cao gấp 6,5 lần mô hình nuôi tôm QCCT. Điều này hoàn toàn phù hợp với
các loại hình nuôi; đối với mô hình nuôi tôm QCCT chỉ đầu tư tiền con giống
nuôi tự nhiên sẽ cho hiệu quả đầutuwdd/ đồng vốn bỏ ra cao hơn và ngược lại,
nhưng xét về qui mô đầu tư thì loại hình nào đầu tư nhiều thì sẽ cho sản lượng
và lợi nhuận cao hơn và ngược lại.
Tạp Chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 6/2012