Nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme glucose oxidase từ nấm mốc Aspergillus niger
Đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Đặng Minh Nhật, Bùi Viết Cường (trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng) thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp glucose oxidase (GOD) nội bào của Aspergillus niger, cũng như hiệu suất thu hồi enzyme bằng phương pháp kết tủa với (NH4)2SO4.
Glucose oxidase (GOD, β-D-glucose:
oxygen, 1-oxidoreductase, EC 1.1.3.4) là enzyme xúc tác quá trình oxi hóa
β-D-glucose thành acid gluconic với oxi là chất nhận điện tử và tạo ra hydro
peroxide (H2O2). Enzyme được thu nhận từ các chủng vi
sinh vật như Aspergillus niger, Penicillium amagasakiense… Mỗi chủng vi sinh vật đòi hỏi điều kiện nuôi cấy
sinh tổng hợp và phương pháp thu nhận enzyme có thể khác nhau và hoạt động
enzyme thu được cũng khác nhau. Aspergillus niger là nấm mốc có khả năng sinh
cả enzyme GOD nội bào và ngoại bào. Tuy nhiên, hiệu quả thu enzyme nội bào cao hơn so với enzyme ngoại bào
Với phương pháp hoạt hóa
nấm mốc giống Aspergillus niger,
nuôi cấy sinh tổng hợp enzyme GOD, siêu trích ly enzyme nội bào và đo hoạt độ
enzyme. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số siêu âm 14 kHz phù hợp nhất để giải
phóng enzyme GOD nội bào. Khi khảo sát đơn biến, nấm mốc cho hoạt độ enzyme nội
bào cao nhất ở nồng độ saccharose 40 g/l, peptone 12 g/l và hàm lượng CaCO3 40
g/l. Điều kiện tốt nhất để kết tủa enzyme bằng (NH4)2SO4
là độ bão hòa muối 70% và pH = 5. Chế phẩm enzyme thô dạng bột thu nhận
được có hoạt lực tương đối cao (6,99 UI/mg), có thể sử dụng trong thực phẩm và
các lĩnh vực khác.
TC Khoa học & Công nghệ, 1/ 2012, Đại học Đà Nẵng