Hài hòa lợi ích giữa ngư dân và các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác – trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm rác giả Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Trâm Anh, khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang thực hiện. Nhằm xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị mặt hàng thủy sản cá ngừ sọc dưa và phương thức vận hành thị trường; phân tích sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; đề xuất các khuyến nghị về mặt chính sách để điều chỉnh quan hệ lợi ích hài hòa giữa ngư dân và các tác nhân khác trong toàn bộ hệ thống chuỗi.
Cá ngừ sọc dưa, tên tiếng Anh là Skipjack
tuna (Katsuwonus pelamis), là sản phẩm khai thác chủ yếu của một số nghề
đánh bắt quan trọng như nghề lưới rê và lưới vây. Nghiên cứu này dựa trên cách
tiếp cận lý thuyết chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc
dưa tại Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá ngừ sọc dưa
tại Khánh Hòa có đầy đủ các tác nhân tham gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm
thủy sản gồm ngư dân, nậu vựa lớn, công ty chế biến thủy sản xuất khẩu, người
buôn bán sỉ và người bán lẻ. Trong đó, ngư dân, nậu vựa lớn, công ty chế biến
thủy sản là những tác nhân then chốt trong chuỗi giá trị mặt hàng này. Tuy
nhiên, sự phân phối lợi ích là bất cân bằng giữa các tác nhân trong chuỗi giá
trị. Ngư dân đóng góp giá trị tăng thêm lớn nhất vào chuỗi giá trị nhưng tỷ
suất lợi nhuận của họ là thấp nhất, ngược lại các nậu vựa và công ty chế biến
thủy sản đóng góp tỷ lệ giá trị thấp hơn nhưng thu được lợi nhuận cao nhất.
Ngoài ra, ngư dân là tác nhân đối mặt với nhiều rủi ro nhất trong sản xuất, còn
các nậu vựa lớn là tác nhân gặp ít rủi ro nhất. Nghiên cứu đã đề xuất một số
giải pháp điều chỉnh hài hòa quan hệ lợi ích cho ngư dân và tất cả các tác nhân
trong chuỗi giá trị mặt hàng này.
TC Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 6/2012