Sở hữu trí tuệ - Phải được bảo vệ như tài sản có giá trị nhất
Đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhận được bài học đắt giá về sở hữu trí tuệ. Theo phân tích của các chuyên gia, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố tạo nên thành công của doanh nghiệp.
Nhờ đăng ký sở hữu trí tuệ nhiều doanh
nghiệp bảo vệ được sản phẩm của mình trước những hành vi làm hàng nhái, hàng giả.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu và đào tạo cục trí tuệ cho rằng, khi đầu tư vào sở hữu trí tuệ
thương mại sẽ mang lại lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp. Nếu không đăng ký
quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro như mất thương hiệu, mất
quyền sáng chế, mất quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, mất bí mật thiết kế
và sẽ bị các đối thủ khác cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ trên
thương trường…
Tài sản trí tuệ được chú trọng, khai thác
tối ưu có thể giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín,
khả năng cạnh tranh, doanh thu, thị phần và lợi nhuận.
Những bài học đắt giá
Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện
tử Việt Nam Trần Quang Hùng cho rằng, đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp công nghệ cao, quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề cốt lõi trong cạnh
tranh và phát triển.
Chỉ tính riêng về tên miền thương hiệu, đã
có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam nhận được bài học đắt giá về sự chậm
chân.
Thậm chí, có hàng loạt tập đoàn, công ty
tên tuổi trong ngành công nghệ như Bkav, FPT, Viettel, Vinaphone, Mobifone và
Vietcombank đều bị mất tên miền dot com (.com). Và nếu muốn mua lại, cái giá được
đưa ra thường không hề nhỏ.
Sau hơn 2 năm đàm phán để mua lại tên miền
bkav.com, đầu tháng 1/2012, công ty Bkav đã phải chấp nhận mua với giá 2 tỷ đồng.
Trong khi đó nếu mua bkav.com trước khi chưa có ai đăng ký năm 2001, Bkav chỉ
phải chi 10 USD (khoảng 200.000 đồng).
Vụ việc gần đây nhất là Trung Nguyên để mất
tên miền cà phê “chồn”. Trung Nguyên mua Legendee.com từ tháng 12/2011, nhưng
hàng loạt tên miền có thể gây nhầm lẫn thương hiệu liên quan đến Legendee đã bị
Trung Nguyên "bỏ quên".
Hiện Trung Nguyên chỉ sở hữu tên miền
legendee.com, trong khi một cá nhân khác sở hữu tên miền legendee.com.vn và
legendee.vn.
Trong tháng 4/2012, một cá nhân khác đã bất
ngờ mua Legendeecoffee.com. Khi truy cập vào địa chỉ này, nội dung trong
website quảng bá cho café Starbucks – một thương hiệu café nổi tiếng sắp vào Việt
Nam.
Truy vấn thông tin từ nhà cung cấp tên miền
Gltec, cá nhân đã đăng kí tên miền legendeecoffee.com là Nguyễn Trọng Khoa -
người đang sở hữu hơn 500 tên miền thương hiệu quốc tế của Việt Nam.
Theo ông Hà Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Vinalink
Media đồng thời là một chuyên gia cung cấp các giải pháp liên quan đến thương
hiệu, marketing online, SEO...: Legendeecoffee.com có thể gây nhầm lẫn rất lớn
về mặt từ khoá trong các trang tìm kiếm với sản phẩm Legendee của Trung Nguyên.
Legendee.com do Trung Nguyên đăng ký chỉ có phiên bản tiếng Việt mà không có
phiên bản tiếng Anh đó là một vấn đề lớn nếu Trung Nguyên muốn phát triển
thương hiệu của mình ra toàn cầu.
Trung Nguyên Café là một thương hiệu mạnh
thực sự trên thị trường quốc tế và công ty này đang phát triển café chồn, một
loại café từ khi Trung Nguyên chưa hình thành đã được nhiều người biết tới với
cái tên như Kopi Luwak, riêng Trung Nguyên phát triển loại cafe chồn mang tên gọi
Weasel Coffee - phiên bản đặc biệt của Weasel Coffee chính là Legendee.
Trước đó, năm 2010, một vụ ầm ỹ giữa café
Trung Nguyên và cafe Highlands của Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI) đã
diễn ra, khi tên miền trungnguyen.com.au (tên miền quốc gia của Australia) được
dùng để quảng bá cho Highlands Coffee. Trung Nguyên cho rằng, Highlands cạnh
tranh không lành mạnh. Tuy nhiên đại diện của VTI đã thẳng thừng bác bỏ điều
này và khẳng định mình không hề có sự liên quan nào đến công ty đã đăng kí tên
miền trungnguyen.com.au là Công ty The trustee for Hinchliffe Trust.
Trước khi vụ việc năm 2010 diễn ra, Trung
Nguyên đã có bài học trong việc bị một doanh nghiệp nước ngoài đăng ký sở hữu
trí tuệ tên và logo café Trung Nguyên với WIPO tại thị trường Mỹ, sau
đó Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại
tên miền này.
Thế nhưng, dường như Trung Nguyên vẫn chưa
rút ra được bài học từ các vụ việc trên và tiếp tục để tên miền thương hiệu cà
phê “chồn” có nguy cơ bị mất.
Hay như ông Hà Tuấn Anh đã nói: "Dường
như bộ phận phát triển thương hiệu của Trung Nguyên không đánh giá cao về
Marketing Online và tầm quan trọng của SEO, hoặc Đặng Lê Nguyên Vũ không
có người tư vấn về việc này".
Tên miền thương hiệu chỉ là một phần rất
nhỏ trong hệ thống tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, nhưng với tốc độ phát triển
công nghệ thông tin, khi các đối tác kinh doanh, người tiêu dùng đang dần tạo
thói quen với việc trao đổi, mua sắm trên mạng như hiện nay thì việc để mất tên
miền chứa đựng rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi trên tế, việc các công ty sở hữu tên
miền cố tình nhúng nhiều nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty sở hữu
thương hiệu, để ép công ty sở hữu thương hiệu phải chi tiền mua lại tên miền
liên quan đến mình là việc làm khá phổ biến.
Phải được bảo vệ như tài sản có giá trị nhất
Ông Nguyễn Văn Bảy khuyến cáo, doanh nghiệp
Việt Nam nên đặc biệt chú ý đến tài sản trí tuệ vì nó thực sự đã trở thành tài
sản vô hình chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp.
Trước đây, quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn lạ
lẫm với không ít doanh nghiệp nhưng nay đăng ký độc quyền sáng chế chính là
cách để doanh nghiệp tự bảo vệ mình tránh trường hợp sản phẩm bị xâm phạm, làm
giả trên thị trường.
Khi nghiên cứu và ứng dụng thành công một
sản phẩm nào đó, điều mà doanh nghiệp nên nghĩ đến đầu tiên là đăng ký kiểu
dáng công nghiệp và độc quyền sáng chế cho sản phẩm.
Ở các nước châu Âu như Hà Lan từ những năm
thập niên 90, tài sản trí tuệ đã chiếm từ 30 – 40% tổng giá trị tài sản doanh
nghiệp.
Tại Nhật Bản, khảo sát gần 300 doanh nghiệp
năm 2003 thì 40% tài sản của doanh nghiệp là tài sản trí tuệ, tại Mỹ năm 2000
tài sản trí tuệ chiếm tới 70%.
Tại Việt Nam, hiện nay nhiều doanh nghiệp
cũng đã quan tâm hơn tới việc sở hữu trí tuệ. Cách đây hơn chục năm, năm 1996,
công ty Phương Đông ở thành phố HCM bán thương hiệu kem đánh răng P/S cho tập
đoàn Unilever với giá là 5 triệu USD, trong khi toàn bộ đất đai nhà xưởng, máy
móc thiết bị thì chỉ được 3 triệu USD.
Đối với nước mắm Phú Quốc, vải thiều Lục
Ngạn, bưởi Đoan Hùng, ngay sau khi được bảo hộ, giá bán đã tăng gấp từ 1,5 đến
2 lần.
Với ngành dệt may, việc đăng ký nhãn hiệu
cũng được các doanh nghiệp chú trọng. Ông Thân Đức Việt- đại diện Công ty May
10 cho biết, Công ty này đã có hơn 40 nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam và
đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu tại 3 thị trường chính là châu Âu, Mỹ và
Nhật Bản.
Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên tổ chức
kiểm tra, kiểm soát các cửa hàng, đại lý nhằm phát hiện và ngăn chặn hàng giả,
hàng nhái trong hệ thống tiêu thụ …
Tại diễn đàn “Bảo vệ quyền SHTT” được tổ
chức mới đây tại Hà Nội, ông Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục SHTT (Bộ Khoa học
Công nghệ) cho biết: Hiện Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, đáp
ứng tiêu chuẩn liên quan đến khía cạnh thương mại sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, để Sở hữu trí tuệ thực sự trở
thành công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh trên
thị trường trong nước, quốc tế, các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan cần
liên tục cập nhật thông tin và nhận thức về sở hữu trí tuệ. Trước khi phát triển
một sản phẩm mới hay dịch vụ nào đó, doanh nghiệp cần tra cứu thông tin để tìm
hiểu tình hình trên thế giới, tránh lặp lại những nghiên cứu sáng chế đã có./.