Dùng tảo, sò huyết xử lý nước thải ao nuôi tôm
ThS. Dương Thị Thành và nhóm cộng sự ở Khoa Môi trường Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sò huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.
ThS. Dương Thị Thành cho biết, đã sử dụng
loại tảo Tetraselmis sp. vì trong quá trình quang hợp, tảo này có tác dụng làm
giảm các chất ô nhiễm trong ao nuôi tôm (nguồn thức ăn cho tôm còn dư, nguồn
bài tiết của tôm… ). Tảo Tetraselmis sp. cũng là nguồn thức ăn của các loài
nhuyễn thể (vẹm xanh, ngao, nghêu, sò huyết…). Trong các loài nhuyễn thể, sò
huyết khi nuôi trong ao sẽ có tác dụng như một nhà máy lọc sinh học, do sò huyết
có khả năng lọc nước trong ao, giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du…
Vì vậy, kết hợp tảo và sò huyết để xử lý nước thải ao nuôi tôm là một giải pháp
đặc biệt thân thiện với môi trường.
Theo ThS. Dương Thị Thành, bước đầu giải
pháp này đã được ứng dụng thử nghiệm thành công tại một số hộ nuôi tôm ở xã Lý
Nhơn, huyện Cần Giờ - TP.HCM.