Nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu mức độ đáp ứng của các dịch vụ thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ
Ngày 18/4/2012, Sở Khoa học & Công nghệ Cần Thơ đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu mức độ đáp ứng của các dịch vụ thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ".Đề tài do PGS.TS. Mai Văn Nam – Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng về nhu cầu và mức độ
đáp ứng của dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; xác định các yếu tố môi
trường kinh doanh bên trong và bên ngoài ảnh hưởng chất lượng dịch vụ hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư; qua đó đề xuất các giải pháp phát triển
dịch vụ hỗ trợ nhằm phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư ở thành phố Cần
Thơ.
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số
kết luận như sau:
-
Về
phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp: Kết quả nghiên cứu cho thấy
sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lĩnh vực công nghiệp ở
thành phố Cần Thơ chưa đủ đấp ứng đầy đủ các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã
hội và hiện các DN này chưa tận dụng hết được các chính sách và dịch vụ hỗ trợ
như mục tiêu ban hành của Nghị định 56/2009/NĐ-CP đã đề ra. Qua kết quả nghiên
cứu, đề tài rút ra một số kết luận như sau: DNNVV lĩnh vực công nghiệp ở TP.
Cần thơ vẫn đang hoạt động hướng nội, chưa tìm kiếm mở rộng thị trường, hoạt
động xúc tiến thương mại còn yếu, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế,
thiếu vốn, thông tin và nhân lực quản lý; Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch vụ hỗ trợ của DN đó là: nhân tố hiệu quả tài chính, nhân tố năng
lực cạnh tranh, nhân tố thông tin dịch vụ hỗ trợ và nhân tố nguồn lực DN; Các
DNNVV lĩnh vực công nghiệp khó tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ tài chính, nhất là
hoạt động bảo lãnh tín dụng; Có sự phân biệt giữa các nhóm DN có lợi nhuận thấp
và DN có lợi nhuận cao, các yếu tố có ý nghĩa phân biệt cao đối với lợi nhuận
của DN theo mức độ phân biệt tăng dần đó là tham gia hiệp hội, thời gian hoạt động,
dịch vụ pháp lý, hỗ trợ tín dụng và quy mô DN; Mức độ tiếp nhận các chính sách
hỗ trợ và việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của DN. Qua đó, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm phát
triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh để đáp ứng tốt nhu cầu của DN và các giải pháp
giúp DN nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong điều kiện
hội nhập kinh tế và khu vực hiện nay.
-
Về
phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thương mại - dịch vụ: Các DNNVV lĩnh vực
Thương mại - dịch vụ thường hoạt động với mục tiêu hướng nội, trong phạm vi
không gian nhỏ bé, năng lực cạnh tranh còn thấp do một số khoa khăn như: Thiếu vốn,
năng lực quản lý hạn chế, thiếu thông tin thị trường; Có 4 nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng đáp ứng về chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ đóa là: Sự nhiệt tình
của nhân viên, sự phù hợp của dịch vụ cung cấp, phương tiện hữu hình và giá cả
dịch vụ; Các DNNVV lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ khó tiếp cận chính sách hỗ
trợ, đặc biệt là trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng, mặc dù đây được xem là
nhu cầu hết sức cấp thiết của các DN trong việc đầu tư, mở rộng hoạt động;….
-
Về
phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp: Các doanh nghiệp dịch vụ hỗ
trợ cần năng động hơn trong việc tư vấn, tìm kiếm khách hàng, khắc phục những
khuyết điểm của doanh nghiệp nông nghiệp để
có thể tận dụng hết các nguồn lực sẵn có của địa phương mình, nâng cao
hiệu quả hoạt động cũng như quy mô của doanh nghiệp. Một số giải pháp nhằm phát
triển dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nông nghiệp ở TP.Cần Thơ: Phát triển cầu
nối với các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Phát triển nguồn cung các
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Giải pháp về vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp; Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo; Các giải pháp thuộc về
chính sách Nhà nước và TP.Cần Thơ.
Kết quả đạt được của đề tài sẽ góp phần phát
triển các dịch vụ thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ.
Đề tài được Hội đồng khoa học đánh giá xuất sắc.