Hiện trạng khu hệ cá ở một số khu bảo tồn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đề tài do các tác giả Vũ Vi An, Nguyễn Nguyễn Du, Đoàn Văn Tiến, Lâm Phước Khiêm (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2) thực hiện nghiên cứu đánh giá hiện trạng khu hệ cá ở một số khu bảo tồn vùng ĐBSCL nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý và hoạch định các khu bảo tồn để có kế hoạch quản lý thích hợp trong việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Kết quả khảo sát tại ba khu bảo tồn điển
hình vùng ĐBSCL đã xác định được tổng cộng 124 loài cá, chiếm gần 50% tổng số
loài cá nước ngọt trong vùng. Trong đó, Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng
Tháp) có thành loài đa dạng nhất với 123 loài, kế tiếp là Khu bảo vệ cảnh quan
Trà Sư (tỉnh An Giang) với 63 loài và 14 loài ở Vườn quốc gia U Minh Hạ (tỉnh
Cà Mau). So sánh với các nghiên cứu trước đây cho thấy thành phần loài cá ngày
càng có sự đa dạng phong phú. Việc thành lập các khu bảo tồn có ý nghĩa rất lớn
trong việc bảo vệ và bảo tồn thành phần loài cá, là nơi lưu giữ một số loài cá
quý hiếm và một số loài đang có nguy cơ bị đe dọa. Hơn nữa mức độ phong phú,
kích thước cá khai thác, sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực khai
thác ở bên trong các khu bảo tồn đều cao hơn so với bên ngoài. Điều này cũng
khẳng định việc thành lập các khu bảo tồn có hiệu quả rất lớn trong việc bảo
tồn thành phần loài động vật thủy sản ở vùng ĐBSCL. Vì nguồn lợi thủy sản ở các
khu bảo tồn này rất đa dạng và phong phú, việc bảo vệ và quản lý một cách hiệu
quả nguồn tài nguyên này trước áp lực khái thác bất hợp pháp từ cộng đồng cư
dân sống xung quanh là một thách thức rất lớn đối với ban quản lý các khu bảo
tồn và cần có các giải pháp hợp lý khắc phục kịp thời.