Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý axit kết hợp với xử lý nhiệt để nâng cao hiệu quả khai thác giếng dầu vỉa cát kết
Hiện nay, việc tăng khả năng khai thác và hiệu quả khai thác là vấn đề cấp bách đặt ra với XNLD Vietsopetro. Vấn đề trở nên cấp thiết hơn trong những năm tới do mỏ Bạch Hồ đã đi vào thời kỳ giảm mạnh sản lượng. Để duy trì hoặc làm chậm lại hiện tượng giảm sản lượng cần tiến hành nhiều giải pháp tác động lên mỏ. Một trong những hướng quan trọng để làm tăng khả năng khai thác của giếng là xử lý vùng cận đáy giếng.
Trong quá trình thực hiện các thao tác công
nghệ như: khoan mở vỉa, chống ống, trám xi măng, dập giếng, sửa chữa, khai thác
dầu khí… tại vùng vỉa lân cận đáy giếng khoan khai thác xảy ra một loạt quá
trình hoá lý gây ra sự nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng. Hiện tượng nhiễm bẩn này
hạn chế rất lớn khả năng cho dòng sản phẩm của giếng.
Để phục hồi tính thấm của vỉa chứa vùng cận
đáy giếng, người ta dùng nhiều nhóm phương pháp như: nhóm các phương pháp hoá
học; nhóm các phương pháp nhiệt học và nhóm các phương pháp cơ học. Các phương
pháp trong từng nhóm đang ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện. Ở Việt Nam,
việc nghiên cứu, đứa vào ứng dụng các phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng đã được
XNLD Vietsopetro quan tâm thoả đáng vì thực tế cho thấy, một số lượng khá lớn
giếng khoan vỉa cát kết ở mỏ Bạch Hổ của XNLD Vietsopetro bị bít nhét nhiễm bẩn
bởi asphanten, nhựa và parafin. Sự nhiễm bẩn các chất hữu cơ như vừa nêu đang
có xu hướng ngày càng tăng vì trong quá trình khai thác nhiệt độ và áp suất vỉa
đang giảm dần. Điều này dẫn đến sản lượng khai thác dầu bị giảm. Chính vì vậy,
nhóm tác giả tại Chi nhánh Viện Dầu khí Việt Nam - Trung tâm Ứng dụng và Chuyển
giao công nghệ đã đưa ra đề tài này nhằm giải quyết vấn đề cấp bách vừa nêu, mà
mục tiêu cuối cùng là làm tăng trữ lượng khai thác dầu thô, tăng hiệu quả kinh
tế xã hội. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào một số mỏ khác trên
thềm lục địa Việt Nam.
Giải pháp dùng nhiệt là một trong những
phương pháp hiệu quả trong xử lý vùng cận đáy giếng loại giếng chịu nhiễm bẩn
của lắng đọng hữu cơ và phương pháp nhiệt hoá học sử dụng phản ứng toả nhiệt
giữa bột Mg và axit là một trong những phương pháp nhiệt được sử dụng có hiệu
quả. Giải pháp công nghệ kết hợp hai phương pháp - kết hợp xử lý axit với xử lý
nhiệt góp phần tăng hiệu quả xử lý vụng cận đáy giếng bị nhiễm bẩn bởi cả hai
dạng nhiễm bẩn vô vơ và hữu cơ.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu điều kiện địa
chất, đặc tính đá vỉa cát kết ở mỏ của XNLD Vietsopetro đối tượng dự định áp
dụng kết quả nghiên cứu, thành phần hệ axit đang dùng cho đối tượng đã cung cấp
những dữ liệu cần thiết cho định hướng nghiên cứu, cho phép kế thừa phần dung
dịch axit sét đang được áp dụng tại Vietsopetro để kết hợp nó với xử lý nhiệt.
Đề tài đã nghiên cứu quy luật chung về
phương pháp nhiệt hoá học sử dụng phản ứng giữa axit clohydric và Magie kim
loại cho thấy, khối phản ứng bao gồm bột magie axit 15% có thể cho nhiệt độ cao
tới 155oC, tức là cao hơn nhiệt độ vỉa chứa Oligoxen, nên phù hợp
cho việc xử lý nhiệt này. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nên tập trung
chú ý vào các vấn đề liên quan tới công nghệ đưa vật liệu phản ứng xuống đáy
giếng một cách an toàn, nghiên cứu quy luật về thời gian chờ phản ứng liên quan
tới khả năng gặp gỡ của các tập dung dịch mang Magie và dung dịch axit.
Nghiên cứu đã đạt mục tiêu đề ra là cho
phép chế tạo được hệ hoá phẩm chuyên dụng và công nghệ cho xử lý vùng cận đáy
giếng theo cách kết hợp xử lý axit và xử lý nhiệt nhằm tăng khả năng thu hồi
dầu. Kết quả thử nghiệm công nghiệp khẳng định tính hiệu quả của hệ hoá phẩm và
công nghệ tiến hành đề ra.
Có
thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 8144) tại Cục Thông tin KH&CN
Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).