SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tách loại Ligin bằng oxy - kiềm 2 giai đoạn đối với bột sunphat từ nguyên liệu bạch đàn và keo tai tượng ở Việt Nam

[21/05/2012 15:39]

Quá trình nấu bột không thể tách hoàn toàn lượng ligin có trong nguyên liệu do xenluylô sẽ bị phân huỷ nếu kéo dài hơn thời gian nấu. Sự phân huỷ này sẽ làm giảm hiệu suất nấu bột giấy và giảm độ bền cơ lý của bột. Do vậy, quá trình nấu thường dừng lại khi lượng ligin còn lại đạt mức 2-3%. Lượng ligin này sẽ được tách bằng các tác nhân tẩy trắng có độ chọn lọc cao.
Tuỳ từng loại nguyên liệu, phương pháp nấu bột, yêu cầu độ bền và độ trắng bột sau tẩy mà áp dụng các quá trình tẩy tráng thích hợp.

Một trong các hướng nghiên cứu để đạt được điều đó là tách loại ligin bằng oxy trong môi trường kiềm (quá trình oxy kiềm). Thực chất đây là quá trình nấu kéo dài ít gây ảnh hưởng đến chất lượng bột cũng như môi trường do điều kiện ôn hoà hơn và độ chọn lọc cao hơn. Tuy nhiên, nếu áp dụng quá trình tách loại lignin bằng oxy kiềm một giai đoạn truyền thống, muốn đạt trị số kappa thấp mà tăng mức dùng kiềm, thời gian bảo ôn hay áp suất oxy có thể phá huỷ các cacbonhydrat, giảm hiệu suất bột do tốc độ tách loại lignin quá lớn hay thời gian kéo dài quá.

Chính vì vậy, quá trình tách loại lignin hai giai đoạn được nghiên cứu ứng dụng với mục đích tăng hiệu quả tách loại lignin mà vẫn đảm bảo hiệu suất và chất lượng bột. Nhờ quá trình tách loại lignin bằng oxy kiềm hai giai đoạn mà có thể nấu bột ở trị số kappa cao hơn, tiết kiệm chi phí trong quá trình nấu và giảm thiểu hoá chất gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra nhờ quá trình nấu và giảm thiều hoá chất gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra nhờ quá trình khử lignin bằng oxy kiềm, hai giai đoạn có thể cho phép thu được bột có trị số kappa thấp hơn từ bột sau nấu ban đầu mà vẫn đảm bảo chỉ tiêu chất lượng bột.

Do những ưu điểm và hiệu quả mà quá trình khử lignin hai giai đoạn hứa hẹn đem lại, năm 2010 Viện Công nghiệp giấy và Xenluylo được Bộ Công Thương giao cho thực hiện đề tài “Tách loại lignin bằng oxy-kiềm 2 giai đoạn đối với bột sunfat từ nguyên liệu bạch đàn và keo tai tượng ở Việt Nam”. Chủ nhiệm đề tài Đào Thị Tố Liên , Kỹ sư CN giấy - Nghiên cứu viên đã hoàn thành đề tài và mang lại những kết quả có ý nghĩa về tính chất vật lý của nguyên liệu. Mảnh nguyên liệu sau khi được cắt, chẻ thành mẫu thí nghiệm sẽ được lấy lại đại diện để phân tích xác định tỉ trọng và các thành phần hoá học theo các tiêu chuẩn TCVN và TAPPI. Theo như kết quả đưa ra thì tỉ trọng của hai loại nguyên liệu này cũng khá cao, làm tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu như giảm chi phí vận chuyển, tăng hệ số xếp chặt trong nồi khi nấu bột hoá. Nhìn chung hai loại cây này là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành sản xuất bột giấy tại Việt Nam.

Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 8233/2010) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).

Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ