Đánh giá khả năng sử dụng butanol phối trộn vào xăng nhiên liệu
Nghiên cứu được thực hiện nởi nhóm tác giả Huỳnh Tấn Tiến, Trần Văn Nam và Nguyễn Đình Lâm (trường Đại học Bách khoa , Đại học Đà Nẵng) nhằm tìm ra nguồn năng lượng sạch, rẻ, dồi dào để thay thế dần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch đang được quan tâm mạnh mẽ, và trong đó năng lượng sinh học hiện đang là một hướng đi mà nhiều quốc gia đã lựa chọn và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Với đối tượng nghiên cứu là xăng A92 và xăng A92 pha 10% butanol
(99,0%), mỗi mẫu nhiên liệu sẽ tiến hành thử nghiệm với việc phới trộn nhằm
đánh giá các tiêu chuẩn của xăng sau khi phối trộn theo Tiêu chuẩn Việt Nam và
đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của nhiên liệu trên băng thử động cơ tại Phòng
thí nghiệm AVL.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, butanol sinh học có nhiều ưu điểm hơn
ethanol sinh học, như tương hợp tốt với xăng nhiên liệu, khả năng hòa tan của
butanol vào nước khá nhỏ. Ngoài ra, mật độ năng lượng của butanol cao hơn
ethanol sinh học 25%, gần bằng mật độ năng lượng của xăng chế từ dầu mỏ; chỉ số
octan cao xấp xỉ chỉ só cotan của xăng trung bình (RON92) nên khi sử dụng không
phải hoán cải động cơ chạy xăng thông thường. Áp suất hơi của butanol thấp hơn
nhiều so với ethanol và xăng thông dụng nên sẽ hạn chế sự hao hụt nhiên liệu do
bay hơi trong quá trình tàng trữ, vận chuyển, phân phối và mang lại mật độ an
toàn hơn khi sử dụng. Khi pha butanol vào xăng với hàm lượng 10%V các chỉ tiêu
về tỷ trọng, thành phần chưng cất, hàm lượng benzen, độ ăn mòn đồng, áp suất
hơi bão hòa đều thỏa mãn các Tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN 6702:2007 về xăng
không chì; với những tính chất thỏa mãn tiêu chuẩn nhiên liệu động cơ của hỗn
hợp xăng A92 pha 10% butanol thì hỗn hợp hoàn toàn thích hợp để sử dụng làm
nhiên liệu cho động cơ xăng hiện hành mà không cần bất cứ sự thay đổi nào, vẫn
đảm bảo công suất, moment và suất tiêu hao nhiên liệu tương đương như khi chạy xăng RON92.
Theo Tạp chí KH&CN, Đại học Đà Nẵng, số 1/2012