Nghiên cứu khả năng sản xuất Greendiesel từ biomass và những thách thức trong việc thương mại hóa quy trình sản xuất Greendiesel từ vi tảo.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân và Nguyễn Công Bảo (trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng) thực hiện nhằm giới thiệu công nghệ chuyển hóa Greendiesel bằng phương pháp nhiệt hóa học loại bỏ nguyên tử oxy từ chuỗi cacbon của dầu nguyên liệu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh
năng lượng đang là vấn đề sống còn của mọi quốc gia, sử dụng hiệu quả năng
lượng sinh khối đang được ưu tiên phát triển nhằm giảm một phần sức ép về sử
dụng nhiên liệu. Sinh khối ở nước ta rất đa dạng và phong phú, chủ yếu từ phế
thải nông nghiệp (trấu, rơm, vỏ lạc,… ); phế thải của sản xuất, chế biến gỗ
(mùn cưa, dăm bào, gỗ vụn,… ). Ngoại trừ mía đường, sắn thì các nguồn sinh khói
khác ở Việt Nam
vẫn chưa được khai thác sử dụng hiệu quả.
Bên cạnh đó, sinh khối vi tảo ở nước ta
cũng có tiềm năng to lớn cho sản xuất nhiên liệu hiện đại. Vi tảo sử dụng CO2,
thông qua quang hợp tích lũy lipid, chuyển hóa thành năng lượng. Vi tảo là
nguồn nguyên liệu dồi dào, thân thiện với môi trường để sản xuất Biodiesel hoặc
Greendiesel. Greendiesel đã được nghiên cứu và sử dụng như một loại nhiên liệu
thay thế cho Petrodiesel.
Việt Nam có nguồn quỹ gen vi tảo rất tiềm
năng, có khả năng tìm kiếm và ứng dụng để tạo ra nguồn sinh khối có hàm lượng
dầu tảo cao, vì vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc sản xuất nhiên liệu
Greendiesel từ sinh khối vi tảo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất
nước.
Quá trình nghiên cứu bao gồm giới thiệu kỹ
thuật chuyển lignocellulose thành dầu nhiệt phân (pyrolysis oil) bằng phương
pháp nhiệt phân nhanh và quy trình tích ly dầu từ tảo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Greendiesel có
thể được sản xuất từ nhiều nguồn sinh khối khác nhau, tận dụng nguồn phế thải
từ nông nghiệp; từ dầu tảo chiết xuất với công nghệ nuôi trồng, thu hoạch và
chiết xuất có chi phí thấp nên giá thành nhiên liệu rẻ, tiết kiệm chi phí nhiên
liệu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng dây chuyền sản xuất Greendiesel
nhiên liệu ứng dụng thực tế hoặc có thể tận dụng các phân xưởng sẵn có của nhà
máy lọc dầu và mang lại nhiều lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.
Theo Tạp chí KH&CN, Đại học Đà Nẵng, số 1/2012