Đánh giá nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh
Đề tài do Lê Văn Khoa-Trường Đại học Bách khoa TP. HCM, Trần Thị Kim Liên- Sở KH&CN TP. HCM và Phạm Gia Trân – Trường Đại học KHXH&NV TP. HCM thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá nhận thức hiện nay của cộng đồng về biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất những giải pháp, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH) cho cộng đồng tại TP. Hồ Chí Minh.
Biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu đã trở
thành vấn đề chính gắn với phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam là một trong
những quốc gia sẽ trực tiếp hứng chịu hậu quả của quá trình diễn tiến mạnh mẽ.
Để góp phần vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu, một trong những biện pháp
cần thiết là phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời về tình hình và
tác động của biến đổi khí hậu, tránh những thông tin sai lệch gây hoang mang
hoặc chủ quan không quan tâm. Thực tế việc nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH
tại TPHCM còn mới. Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu thực trạng nhận thức về BĐKH
của cộng đồng tại TP.Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất giải pháp thiết thực về mặt
tuyên truyền nhằm đưa thông tin chính xác, kịp thời, hiệu quả đến cộng đồng,
góp phần tăng cường khả năng ứng phó, hạn chế những tác động xấu của BĐKH.
Nội dung của đề tài là ứng dụng mộ hình KAP
(Knowledge-Attitude - Practices) vào đo lường kiến thức người dân (đầy đủ, không
đầy đủ, hay chính xác, sai lệch) về BĐKH, đồng thời xác định xem kiến thức đó
họ nhận được từ nguồn nào; đo lường thái
độ người dân (tích cực, tiêu cực) đối
với việc giảm thiểu tác động của BĐKH; đo lường hành vi giảm thiểu tác động xấu
của BĐKH mà cộng đồng thực hiện như tiết kiệm điện, nước, hoạt động truyền
thông và bảo vệ môi trường; phân tích và lý giải mối quan hệ giữa các biến số
kiến thức, thái độ và hành vi.
Kế quả nghiên cứu của đề tài cho thấy rằng
các đối tượng có quan tâm và hiểu biết ban đầu các thông tin về BĐKH gồm biểu
hiện chính, nguyên nhân, tác động, trong đó người dân còn mơ hồ về BĐKH và lực
lượng tuyên truyền viên chưa được trang bị kiến thức chuyên môn sâu.
Hầu hết các nhóm đối tượng đã được nghe
thông tin về BĐKH, 87% tổng số mẫu khảo sát có nghe thông tin về BĐKH. Nhóm cán
bộ công chức, viên chức nhà nước lại là nhóm có tỉ lệ nghe thông tin về BĐKH
khá thấp so với các nhóm khác. Nhận thức về mối liên hệ giữa hoạt động con
người và BĐKH của các nhóm đối tượng cho thấy có đến 78% dân số khảo sát đồng ý
hoạt động của con người liên quan đến BĐKH.
Gần 40% tổng số mẫu khảo sát cho rằng nhà
nước phải đóng vai trò chính trong việc ứng phó với BĐKH, 28% cho rằng các nhà
khoa học đóng vai trò chính, 23% cho rằng doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
chỉ có 9% cho rằng người dân có vai trò quan trọng nhất.
Các hành vi, khả năng ứng phó của cộng đồng
còn chưa đủ. Hầu hết các đối tượng đều sẵn sàng hành động nếu các giải pháp
mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, sức khỏe.
Mặc dù các hoạt động tuyên truyền về BĐKH
hiện nay còn rời rạc, chưa tập trung, các thông tin về BDKH bước đầu đã đến
được với cộng đồng TP.HCM. Nhìn chung, báo và đài truyền hình có nội dung
truyền thông về BĐKH là kênh thông tin được các đối trượng biết đến nhiều nhất
(40%), kế đến là báo chí (28%). Chỉ có 9% các đối tượng biết đến BĐKH qua tổ
chức, sự kiện, bang rôn, tờ rơi.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia