Việt Nam có bao nhiều bằng sáng chế Mỹ công nhận?
Thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Bằng sáng chế ở đây được hiểu là bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.
Theo thống kê, trong 5 năm gần đây nhất 2006-2010,
Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông
Nam Á.
Thống kê của USPTO cho thấy, Singapore là nước có
nhiều bằng sáng chế nhất, 2.496 bằng, gấp khoảng 3 lần nước đứng thứ hai về
thành tích này, Malaysia.
Với nhóm các nước thuộc nhóm G7, đứng đầu là Mỹ với
1.000.900 bằng, đứng thứ 2 là Nhật Bản 197.075 bằng.
Thành tựu nghiên cứu khoa học không chỉ là những
bài báo khoa học được cống bố trên các tạp chí quốc tế, mà còn được thể hiện
qua việc chuyển giao sang ứng dụng hay còn gọi là nghiên cứu ứng dụng. Sản phẩm
của nghiên cứu ứng dụng là các bằng sáng chế.
Một bằng sáng chế là một hình thức sở hữu trí tuệ.
Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ
quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng
thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế.
Nắm trong tay hai bằng chế, một do Việt Nam cấp
và một do Mỹ cấp đối với sáng chế về “tàu lặn”, thế nhưng cụ Nguyễn Đăng Lương,
ngụ tại Q.7, TP.HCM từng ngậm ngùi: “Ai sẽ sử dụng sáng chế của tôi”.
Một điều không thể chối cãi là số bằng sáng chế của một nước phản
ánh hiệu quả thực tiễn của thành tựu khoa học lý thuyết của nước đó. Số bằng
sáng chế còn giải tỏa tâm lý “nghiên cứu ứng dụng” của nhiều người làm khoa học
rằng “nghiên cứu ứng dụng nên không cần công bố bài báo quốc tế” – tức là người
nghiên cứu ứng dụng chỉ công bố kết quả nghiên cứu dưới dạng bằng sáng chế
(thật ra thành tựu lý thuyết và ứng dụng có mối liên hệ mật thiết).
Kết quả thống kê cho thấy thành tích nghiên cứu ứng
dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.
Nhóm G7
Nhóm vài nước Đông Nam Á
(Dân số: nguồn BBC, số bằng sáng chế:
nguồn USPTO)