Phối hợp chặt chẽ để chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ngày 12-6 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giai đoạn 2006 – 2010.
Chương trình Hành
động số 168 về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn
2006 – 2010 với sự tham gia của các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Văn hóa – Thông
tin (nay là Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Tài chính, Thương mại (nay là Công Thương), Công an và Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).
Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
Đánh giá kết quả sau
5 năm thực hiện Chương trình, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh
nhấn mạnh, với sự nỗ lực của các Bộ, ngành và đặc biệt là các địa phương trong
cả nước, công tác xây dựng pháp luật, tăng cường các hoạt động thực thi bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ đã và đang có những chuyển biến tích cực thể hiện rõ trách
nhiệm thực thi của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Thứ trưởng Chu Ngọc
Anh cho rằng, việc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2006 -2010
là cần thiết, giúp các Bộ, cơ quan liên quan trao đổi kinh nghiệm trong công
tác quản lý, phối hợp thực hiện và các biện pháp phòng chống xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ; cũng như rút kinh nghiệm trong xây dựng nội dung, chương trình
hành động cho giai đoạn tiếp theo,…
Các đại biểu cho
rằng, trong những năm tiếp theo, việc thực thi cam kết quốc tế về sở hữu trí
tuệ, đặc biệt là việc đảm bảo một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách
có hiệu quả là rất cần thiết và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
quản lý nhà nước và sự tham gia của các cơ quan tư pháp. Để Chương trình phối
hợp giai đoạn II đạt hiệu quả cao, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc
đang tồn tại, các đại biểu cho rằng cần xây dựng một cơ chế phối hợp chung hiệu
quả với sự tham gia tích cực của các Bộ, cơ quan liên quan.
Trong quá trình thực
hiện, các Bộ cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, xử lý các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phối hợp tổ chức những đợt thanh tra,
kiểm tra về sở hữu trí tuệ và kịp thời xử lý các vụ việc trên phạm vi đa lĩnh
vực. Cùng với tăng cường công tác cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức nhân
dân về lĩnh vực này, cần phát huy tính chủ động, nâng cao ý thức tự bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền, huy động nguồn lực và sự hỗ trợ của chủ
thể quyền trong thực thi nhiệm vụ chống vi phạm.
Sau 5 năm thực hiện,
Chương trình đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực thi quyền sở hữu trí
tuệ, góp phần đáng kể vào việc phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Công
tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã có
những chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành và xử lý các vụ
việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ Trung ương đến địa phương. Tại biên giới,
công tác kiểm soát các cửa khẩu đã được lực lượng Hải quan triển khai cùng với
sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác.
Ở trong nội địa,
việc thanh tra, kiểm tra từ khâu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng được các lực
lượng chức năng triển khai đồng bộ hơn. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công
nghệ, các lực lượng thanh tra, kiểm tra ở các Bộ, các địa phương đã xử lý trên
4.577 vụ vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, tổng số tiền xử phạt trên 19,7 tỷ đồng,
giá trị hàng hóa, phương tiện vi phạm hàng chục tỷ đồng,…
Tại Hội nghị, 7 Bộ
và cơ quan gồm: Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Tài chính, Công an, Thông tin và
Truyền thông và Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ký
kết Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
giai đoạn II (2012 – 2015).