Đăng ký quốc tế nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp - Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ngoài lãnh thổ của họ để đề nghị quốc gia cụ thể cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm phạm nhãn hiệu hay tình trạng hàng hoá bị làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể đăng ký nhãn hiệu.
Theo quy định tại Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) về văn bằng bảo hộ như sau:
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
3. Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Như vậy, văn bằng bảo hộ gồm:
+ Bằng độc quyền sáng chế;
+ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích;
+ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: ghi nhận chủ văn bằng bảo hộ, đối tượng phạm vi và thời gian bảo hộ.
+ Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý: ghi nhận tổ chức quản lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm, tính chất đặc thù về điều kiện.
Theo quy định tại khoản 8, 9 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
…
8. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư và Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn mười hai tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu đó chỉ định Việt Nam, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu được tính theo quy định của Nghị định thư và Thỏa ước Madrid.
9. Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn sáu tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế công bố đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đó, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được tính theo quy định của Thỏa ước La Hay.
Theo đó, hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu và đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được thực hiện như sau:
– Đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu: Văn bằng bảo hộ có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn mười hai tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu đó chỉ định Việt Nam, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu được tính theo quy định của Nghị định thư và Thỏa ước Madrid.
– Đối với đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp: Văn bằng bảo hộ có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn sáu tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế công bố đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đó, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được tính theo quy định của Thỏa ước La Hay.
Quy định về duy trì và gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ?
Căn cứ Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (một số cụm từ bị thay thế bởi điểm d, đ, e khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực.
2. Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực.
3. Mức phí, lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định
Theo đó, để duy trì và gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí; thực hiện thủ tục duy trì, gia hạn theo quy định.