Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Cần doanh nghiệp vào cuộc
Là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, ngành Hải quan là một trong những cơ quan thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
|
Theo báo cáo của Cục SHTT (Bộ Khoa học và
Công nghệ), số lượng các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong năm 2011
gồm: Xử lý 1.561 vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hàng, phạt trên 9 tỷ đồng; xử
phạt 107 vụ xâm phạm quyền kinh doanh công nghiệp, với số tiền trên 264 triệu
đồng; xâm phạm sáng chế là 4 vụ, phạt trên 18 triệu đồng; vi phạm chỉ dẫn địa
lý là 39 vụ, phạt trên 18 triệu đồng,…
|
|
Kết quả bước đầu
Hiện nay, ngành Hải quan
đã tiếp nhận và xử lý nhiều đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát có liên quan đến
SHTT đối với hàng hóa của các nhãn hiệu nổi tiếng như Nokia, Chanel, Nike,
Seiko, HP, Epson, Smirnoff, Gucci, Casio, Ensure, Oral-B, New Eracap,
Panasonic, National, Vistra, Castrol, Marc Jacobs, Sanyo,…
Công tác thực thi
bảo hộ quyền SHTT của cơ quan Hải quan bước đầu đã được cộng đồng doanh nghiệp
(DN) và xã hội quan tâm. Theo báo cáo của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục
Hải quan, năm 2011, lực lượng Hải quan đã phát hiện, thu giữ được 56 vụ vi phạm
SHTT, trị giá hàng hoá vi phạm ước đạt khoảng 5,6 tỷ đồng.
Năm 2012, ngành Hải
quan chú trọng công tác phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan
thực thi bảo vệ quyền SHTT, chống hàng giả trong nước như Cục SHTT (Bộ Khoa học
và Công nghệ), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Bộ Công an,… tham gia
vào Dự án “Tăng cường thực thi quyền SHTT tại Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản
tài trợ, mở các lớp tập huấn cho CBCC,… trong việc chia sẻ thông tin có liên
quan đến công tác bảo vệ và xử lý vi phạm về SHTT.
Còn nhiều khó khăn
Theo đại diện Đội
Kiểm soát bảo vệ quyền SHTT, Cục Điều tra chống buôn lậu (Đội 4), các hành vi
vi phạm quyền SHTT ngày càng nguy hiểm ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ
không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và
cá nhân nước ngoài. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn của đơn vị trong
công tác bắt giữ và xử lý hàng giả, hàng vi phạm SHTT.
Để làm tốt công tác
bảo vệ quyền SHTT cho DN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 44/2011/TT-BTC
hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan,
bảo vệ lợi ích của DN sản xuất kinh doanh chính đáng (có hiệu lực kể từ tháng
5-2011). Tuy nhiên, công tác thực thi bảo vệ SHTT chưa được như mong đợi, do
thiếu sự phối hợp từ DN. Kiến thức về lĩnh vực SHTT của một số DN còn hạn chế,
dẫn đến việc yêu cầu cơ quan Hải quan bảo vệ không chính xác, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của các DN khác. Một số DN còn có tư tưởng coi việc bảo vệ
quyền SHTT là trách nhiệm của cơ quan Hải quan,....
Trong nhiều trường
hợp, cơ quan Hải quan phát hiện được hàng giả, thông báo cho DN để phối hợp
giải quyết, nhưng DN không mặn mà với việc bảo vệ quyền SHTT chính đáng của
mình. Cụ thể, để có cơ sở xử lý đối với vụ việc 50 chiếc điện thoại di động
nhãn hiệu Nokia N8, Đội Kiểm soát Hải quan số 1 phải liên hệ trực tiếp với Công
ty TNHH Võ Trần- được Công ty Nokia Phần Lan ủy quyền thì nhận được trả lời là
hiện nay Nokia Phần Lan không ủy quyền nữa và không biết tổ chức nào được ủy
quyền phân biệt hàng thật, hàng xâm phạm quyền.
Đơn vị lúng túng
không biết xử lý lô hàng vi phạm này như thế nào, bởi không phải DN nào cũng
“sẵn sàng” hợp tác với Hải quan trong việc bảo vệ tài sản của mình. Hiện tại,
Đội Kiểm soát Hải quan số 1 cũng liên hệ với đại diện của Công ty TNHH Yamaha
Motor Việt Nam yêu cầu giám định lô hàng 480 hộp dầu nhãn hiệu Yamalube bị bắt
giữ ngày 16-2-2012 nhưng không nhận được sự hợp tác của DN.
Bên cạnh đó, cũng
theo đại diện của Đội 4, DN, hiệp hội và các đại diện thương mại chưa chủ động
liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan để yêu cầu hỗ trợ, phối hợp trong công
tác đấu tranh, phát hiện hàng xâm phạm quyền SHTT. Nhiều DN chưa biết tới các
hoạt động của cơ quan Hải quan mặc dù Ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa
các thông tin có liên quan đến hoạt động thực thi bảo hộ quyền SHTT trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Chỉ tính riêng
trong năm 2011, Đội Kiểm soát bảo vệ quyền SHTT (Cục Điều tra chống buôn lậu,
Tổng cục Hải quan) đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ vi phạm SHTT lớn,
thu giữ 14.400 chai rượu Vodka nhãn hiệu Stolichnaya và giả chất lượng, trị
giá hàng hoá vi phạm là 350 triệu đồng, 2.000 bao thuốc lá Vinataba giả sản
xuất ở nước ngoài nhập lậu vào Việt Nam, 2 container nước uống tăng lực xâm
phạm nhãn hiệu Carabao, trị giá hàng xâm phạm là 600 triệu đồng, 11.439 mũ
bảo hiểm; 1.320 bàn là các loại; 2.960 viên thuốc Viagra, 216 viên thuốc
Cialis; 95.000 bao thuốc lá các loại; 1.691 điện thoại di động,… |
http://www.baohaiquan.vn (dtphong)