Tổng giá trị phần mềm máy tính vi phạm bản quyền ở Việt Nam: 395 triệu USD!
Tổng giá trị thương mại toàn cầu của các phần mềm bị vi phạm bản quyền đã tăng từ 58,8 tỷ USD năm 2010 lên 63,4 tỷ USD năm 2011 - đó là con số nằm trong nghiên cứu về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2011 được Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) công bố trong buổi họp báo vừa qua tại Hà Nội.
Trong số những người được điều tra, một số người sử dụng đầu cuối cho
biết họ sử dụng phần mềm không có bản quyền toàn bộ hoặc phần lớn thời gian.
Một bộ phận khác cho biết, họ thỉnh thoảng mới sử dụng phần mềm không có bản
quyền hoặc ít khi làm việc này.
Cũng theo nghiên cứu này, năm 2011, Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền
phần mềm máy tính là 81%, giảm 2% trong 2 năm liên tiếp, so với mức 83%
năm 2010 và 85% năm 2009. Giá trị thương mại của phần mềm bị vi phạm bản quyền
là 395 triệu USD, giảm 4% so với năm trước.
Ông Tarun Sawney - Giám đốc cao cấp phụ trách Phòng chống vi phạm bản
quyền, khu vực châu Á – Thái Bình Dương của BSA - cho biết: “Những kết quả tích
cực của việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm này là bằng chứng cho thấy
những nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam. Dù vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều việc
phải làm và vẫn đối mặt với những khó khăn rất lớn trong việc giảm tỷ lệ vi
phạm bản quyền xuống ngang bằng với tỷ lệ của khu vực hay thế giới là 60% và
42%”.
Ông
Victor Lim, Phó chủ tịch IDC, phụ trách hoạt động tư vấn tại
khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
“Tình
trạng có không đủ số giấy phép sử dụng phần mềm trong giới kinh doanh vẫn là
nhân tố chính góp phần gia tăng tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm. Ngoài việc
làm hại cho khu vực công nghệ thông tin và hệ sinh thái bao quanh, hành vi
này còn gây hại cho sự cạnh tranh trên các thị trường quốc gia và khu vực”.
|
Ông Hà Thân – Tổng giám đốc Công ty Máy tính Lạc Việt – chia sẻ: “Nếu
81% người tiêu dùng thừa nhận có hàng hóa bị ăn cắp, dù chỉ là đôi khi, thì
chính quyền cũng sẽ phản ứng bằng cách tăng cường lực lượng cảnh sát kiểm tra,
xử phạt. Nạn ăn cắp bản quyền phần mềm cũng đòi hỏi phải có phản ứng tương tự:
tăng cường tuyên truyền, giáo dục và đẩy mạnh công tác thực thi. Là đại diện
cho ngành công nghiệp phần mềm trong nước, nơi đầu tư hàng triệu USD vào việc
phát triển các giải pháp phần mềm hàng đầu, chúng tôi cần tới mọi sự hỗ trợ của
nhà nước để bảo đảm có được một tương lai sáng lạn hơn cho chính chúng tôi”.
36% số người thừa nhận có vi phạm bản quyền phần mềm ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương được khảo sát cho biết đã sử dụng phần mềm bất hợp pháp “mọi
lúc”, “phần lớn thời gian” hay “thỉnh thoảng”. 27% số khác cho biết “ít khi” sử
dụng. Nghiên cứu cũng cho biết những đối tượng thừa nhận có vi phạm bản quyền
phần mềm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu là nam giới, trong đó 32% ở
độ tuổi 18-24.
Các lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận có hành vi vi phạm bản quyền phần
mềm thường xuyên hơn những đối tượng sử dụng khác và cho biết có hành vi mua
phần mềm cho một máy tính, sau đó cài đặt trên nhiều máy tính khác ở cơ quan
cao hơn gấp đôi những đối tượng khác.
Tính trên toàn cầu, tỷ lệ vi phạm bản quyền ở các thị trường mới nổi cao
hơn nhiều so với các thị trường cũ, bình quân ở mức 68% so với 24%, đồng thời
các thị trường mới cũng chiếm đa số trong mức tăng toàn cầu về giá trị thương
mại của phần mềm bị vi phạm.
Điều này giúp lý giải cho những động thái của thị trường đằng sau tỷ lệ
vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu, ước tính ở mức 42% năm 2011, trong khi sự
tăng trưởng liên tục của thị trường ở những nước đang phát triển đẩy giá trị
thương mại của phần mềm bị vi phạm lên 63,4 tỷ USD.