Xử lý vướng mắc về thuế khi xác định phí bản quyền
Sáng 17-7, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đã chủ trì cuộc họp với đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để xử lý vướng mắc của một số doanh nhiệp (DN) liên quan đến nộp thuế ở khâu nhập khẩu (NK) và thuế nhà thầu khi xác định phí bản quyền.
Chi cục Hải quan CK
quốc tế Hữu Nghị- Lạng Sơn làm thủ tục XNK cho DN. Ảnh: M.Hùng
Thời gian qua, một
số DN phản ánh vướng mắc trong việc xác định phí bản quyền, phí chuyển giao
công nghệ, phí phát triển cửa hàng ban đầu…
DN cho rằng, các
khoản phí nêu trên nếu chịu thuế cả khâu NK (thuế NK và thuế GTGT) và thuế nội
địa (thuế nhà thầu) là trùng nhau.
Cụ thể
như trường hợp Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Kim Linh, khi thanh toán
cho nước ngoài, Công ty có chịu các khoản phí: Phí phát triển cửa hàng ban đầu
của chuỗi cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam (phí này là phí duy trì từng cửa
hàng, được thanh toán khi có kế hoạch khai trương mỗi cửa hàng) và phí bản
quyền 5% trên doanh thu sau khi bán hàng, phí này được thanh toán 4 tuần/1 lần
theo thỏa thuận hai bên.
Các phí bản quyền
trên Công ty đã kê khai nộp thuế nhà thầu với cơ quan Thuế địa phương từ thời
điểm phát sinh thanh toán, đồng thời bị truy thu do phải cộng vào trị giá tính
thuế để tính thuế NK và các loại thuế khác tại khâu NK theo quy định tại Nghị
định 40/2007/NĐ-CP, Thông tư 205/2010/TT-BTC.
Đối với Công ty CP
Kem An Minh-công ty hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực ăn uống
với đối tác Thái Lan, trong hợp đồng có quy định bên nhận nhượng quyền phải trả
cho bên nhượng quyền một số khoản phí, trong đó có phí định kỳ (tính trên %
tổng doanh thu và được trả định kỳ hàng tháng).
Khoản phí này là
khoản thu nhập từ phí bản quyền áp dụng thuế nhà thầu theo quy định tại Thông
tư 134/2008/TT-BTC năm 2008 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, theo quy
định tại Nghị định 40 và Thông tư 205, nếu các phí trên liên quan đến hàng hóa
NK thì công ty phân bổ phí định kỳ vào trị giá tính thuế hàng NK để tính thuế
NK và các loại thuế khác tại khâu NK.
Tại cuộc họp đại
diện các đơn vị đều cho rằng, thuế NK và thuế nhà thầu là hai sắc thuế khác
nhau. Đối với thuế NK, căn cứ theo Hiệp định trị giá GATT mà Việt Nam đã tham
gia và được nội luật hóa tại Nghị định 40, Thông tư 205 thì phí bản quyền được
trả cho việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa NK là
khoản phải cộng vào để xác định trị giá tính thuế hàng NK nếu đáp ứng đủ các
điều kiện quy định tại Thông tư 205.
Thuế nhà thầu là sắc
thuế nội địa do pháp luật Việt Nam quy định tại Thông tư 134, theo đó, đối
tượng chịu thuế nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc cam kết giữa
họ với tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Như vậy, theo các
quy định trên, nếu phí bản quyền liên quan đến hàng hóa NK và đủ điều kiện theo
quy định thì phải cộng vào trị giá tính thuế để tính thuế tại khâu NK, đồng
thời nếu phí bản quyền là khoản thu nhập được trả cho quyền sử dụng, chuyển
quyền sử hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ thì phải nộp thuế nhà thầu.
Do đó, để thống nhất
việc xác định khoản phí bản quyền đúng quy định, Tổng cục Hải quan đã đề xuất
các trường hợp NK hàng hóa có phát sinh phí bản quyền.
Cụ thể, trường hợp
DN Việt Nam ký hợp đồng với nhà cung cấp nước ngoài trả tiền bản quyền cho hàng
hóa NK theo hình thức cho thuê, mượn hoặc trong một thời gian nhất định (không
mua đứt bán đoạn) để được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng,
quyền chuyển giao công nghệ thì tiền bản quyền không phải cộng vào trị giá tính
thuế hàng NK. DN Việt Nam thực hiện nộp thuế nhà thầu thay cho nhà cung cấp
nước ngoài theo quy định tại Thông tư 134.
Trường hợp DN Việt
Nam ký hợp đồng với nhà cung cấp nước ngoài trả tiền bản quyền liên quan đến
hàng hóa NK theo hình thức mua đứt bán đoạn để được chuyển giao quyền sở hữu
trí tuệ, quyền sử dụng, quyền chuyển giao công nghệ thì tiền bản quyền phải
cộng vào trị giá tính thuế hàng NK. DN Việt Nam không phải nộp thuế nhà thầu
thay cho nhà cung cấp nước ngoài theo quy định.
Tuy nhiên, để thống
nhất việc các định khoản phí bản quyền đúng quy định tại Nghị định 40, Thông tư
205, Thông tư 134, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường yêu cầu Cục Thuế xuất
nhập khẩu và Cục Kiểm tra sau thông quan tổng hợp các trường hợp vướng mắc cụ
thể và tiếp tục lấy ý kiến của các đơn vị, cũng như DN về việc nộp hai loại
thuế trên, trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính hướng dẫn xử
lý.
http://www.baohaiquan.vn (dtphong)