Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm sợi ứng dụng trong sản xuất rượu cao độ
Trong sản xuất rượu cao độ của Nhật Bản (tiếng Nhật có tên là Shochu) ở giai đoạn nuôi Koji (gạo được cấy bào tử mốc và nuôi để tạo hệ enzim có tác dụng thuỷ phân tinh bột trong giai đoạn lên men) bào tử mốc giống là một yếu tố quan trọng trong quyết định chất lượng của Koji.
Ảnh minh họa
Thực phẩm về sản xuất rượu
cao độ dạng bột nhập từ Nhật Bản có rất nhiều ưu điểm như giúp cho quá trình
nuôi Koji ổn định, hoạt lực enzim cao, chất lượng rượu cao. Điều này cho thấy
rằng để duy trì chất lượng rượu cao độ một cách ổn định bền vững thì việc tạo
ra một loại chế phẩm bào tử mốc dạng bột công nghiệp tương tự như sản phẩm của
Nhật là rất cần thiết cho công nghệ sản xuất rượu mới này.
Ngoài ra đối với rượu
truyền thống tại các làng nghề hiện nay thì hình thức cung cấp giống mốc chủ
yếu vẫn là dạng bánh men. Tuy nhiên công nghệ sản xuất bánh men không đồng đều
giữa các mẻ, do vậy ảnh hưởng nhiều đến chất lượng rượu. Chính vì lý do này mà
rượu truyền thống chủ yếu mới được sản xuất ở quy mô nhỏ, không thể sản xuất
được ở quy mô công nghiệp, do vậy rất khó kiểm soát chất lượng và mang nhiều
nguy cơ nguy hại cho người tiêu dùng. Do vậy việc tạo ra dạng chế phẩm bào tử
mốc sẽ giúp cho các làng nghề rượu cổ truyền Việt Nam có một hình thức cung cấp
giống mốc ổn định, chất lượng tốt do sử dụng bào tử của các giống thuần chủng,
đã được tuyển chọn phù hợp theo các đặc tính công nghệ. Điều này sẽ giúp chất rượu
của các làng nghề ổn định hơn, hiệu suất thu hồi rượu cao hơn. Đây sẽ là một
sản phẩm vi sinh mới giúp cho công nghệ sản xuất rượu cổ truyền của Việt Nam
được hoàn thiện hơn và có thể là tiền đề ban đầu để đưa rượu cổ truyền của Việt
Nam ra sản xuất tại quy mô công nghiệp, tạo được sản phẩm rượu có chất lượng
cao và ổn định.
Nhóm tác giả do chủ nhiệm
đề tài là ThS Nguyễn Thu Vân đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tạo
được chế phẩm bào tử mốc có hoạt lực cao dùng làm giống cho giai đoạn ủ mốc tạo
enzim (giai đoạn đường hoá) trong sản xuất rượu cao độ từ tinh bột. Để đạt được
mục tiêu nghiên cứu nhóm đề tài đã lựa chọn chủng nấm mốc có hoạt lực thuỷ phân
tinh bột cao dùng trong sản xuất rượu cao độ; chọn nguyên liệu gạo phù hợp;
nghiên cứu môi trường và điều kiện nuôi cấy thu nhận bào tử mốc; nghiên cứu chế
độ sấy và bảo quản cho hoạt lực chế phẩm ổn định; nghiên cứu phối trộn chế phẩm
mốc đa chủng.
Từ những kết quả thu được
thì đề tài đã mang lại những kết quả khả quan như sau: Lựa chọn được chủng nấm
mốc Aspergillus awamorii và Aspergillus kawachii có hoạt lực thuỷ phân tinh bột
cao dùng trong sản xuất rượu cao độ; chọn được gạo nếp Thái Bình làm nguyên
liệu cho sản xuất bào tử nấm mốc; xác định được chế độ sấy và bảo quản cho hoạt
lực chế phẩm ổn định; chọn được tỉ lệ phối trộn giữa 2 loại bào tử mốc của 2
chủng Aspergillus awamori và Aspergillus kawachii là 50:50.
Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 7307/2009) tại
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).