Ảnh hưởng của mộ số yếu tố đến khả năng phát triển phôi sau khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) trên chuột nhắt
Nghiên cứu do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Thạc sĩ Vương Lợi - Trường Đại học Bình Dương thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ tinh trùng, hàm lượng kích thích tố màng đệm nhau thai người (hCG) đến khả năng thu nhận tế bào phôi sau khi thụ tinh trong ống nghiệm trên chuột nhắt trắng. Với việc sử dụng các nồng độ tinh trùng là 105, 106, 107, 108 tế bào/ml và các mức nồng độ hCG 5, 10, 15, 20 IU trong các bố trí thí nghiệm.
Nghiên cứu được thực hiện trên
chuột nhắt (mus musculus) thành thục
sinh dục (từ 8-10 tuần tuổi) trọng lượng từ 28 đến 30g bằng
phương pháp tiêm kích thích thích tố sinh dục (hCG) với các nồng độ khác nhau và
sau đó đếm số trứng thu được sau khi giải phẩu chuột cái nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ
tinh trùng đến tỉ lệ thụ tinh và sự phát triển của phôi và đánh giá ảnh hưởng của chất lượng trứng đến
tỉ lệ thụ tinh và sự phát triển của phôi.
Qua thời gian nghiên cứu, kết quả
thu được cho thấy: nồng độ hCG ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tế bào
trứng thu được, số lượng (35±5 trứng/chuột) và chất lượng trứng (90% trứng loại
A) là tốt nhất khi kích thích rụng trứng với hCG 20 IU trên cá thể chuột cái thí
nghiệm.
Nồng độ tinh trùng và chất lượng trứng có ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh
và sự phát triển sớm của phôi. Tỷ lệ thụ tinh (70%) và tỷ lệ phôi đạt đến giai
đoạn phôi nang (63%) là cao nhất khi cho trứng có đầy đủ tế bào cumulus bao
quanh thụ tinh với tinh trùng ở nồng độ 108 tế bào/ml.
Kết quả nghiên cứu
đã chứng minh được rằng nồng độ hCG và nồng độ tinh trùng ảnh hưởngđến tỷ lệ phôi
thai phát triển khi IVF, đồng thời đã cung cấp qui trình IVF trên chuột thí nghiệm
với tỉ lệ thu nhận phôi được cải tiến.
Tập san KH&KT T5-2012 – Trường ĐH Bình Dương