Ảnh hưởng của tín dụng ưu đãi và tín dụng nhỏ đến thu nhập của hộ nghèo tại TP. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu do Ths.Huỳnh Thạnh thực hiện với mục tiêu phân tích tác động của tính dụng ưu đãi và tín dụng nhỏ đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, TP. Hồ Chí Minh có những thành công vượt bật trong cuộc chiến chống
nghèo đói thông qua hàng loạt các chương trình hỗ trợ cho hộ nghèo. Hiện có nhiều
tổ chức giúp đỡ cho người nghèo, người thu nhập thấp có được một số vốn cần thiết
để làm ăn, sản xuất kinh doanh, tự phấn đấu vươn lên vượt nghèo (tính dụng vi
mô) bằng các nguồn vốn (i) tín dụng ưu đãi (lãi suất bình quân 0,56% tháng)
như: quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; ngân hàng Chính sách
Xã hội, (ii) tính dụng nhỏ (lãi suất bình quân 1,6% /tháng) như Quỹ tín dụng
các đoàn thể như Quỹ CEP, Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân, …. Nguồn vốn
huy động dành cho các chương trình này lên đến hàng ngàn tỉ đồng, trong đó nguồn
vốn dành cho tín dụng ưu đãi 940 tỉ đồng, nguồn ngân sách thành phố đầu tư trực
tiếp cho các chế độ chính sách và dự án giảm nghèo là 130 tỉ đồng. Do vậy, việc
tổng kết đánh giá lại hiệu quả hoạt động của những chương trình này mang lại là
việc làm thiết yếu nhằm định hướng các chương trình tín dụng hỗ trợ cho người
nghèo trong tương lai.
Với phương pháp ước lượng bình
quân tối thiểu thông thường (OLS- Ordinary Least Squares) để đánh giá chương
trình tín dụng ưu đãi và tín dụng nhỏ đến thu nhập của hộ trên dữ liệu được thu
thập từ 958 hộ có vay và không vay trên địa bàn Quận 8 (314 hộ) và huyện Cần Giờ
(329 hộ) và huyện Hóc Môn (325 mẫu). Xây dựng tuyến tính – log để đánh giá tác
động giữa nhóm có tham gia chương trình tín dụng ưu đãi, tín dụng nhỏ so với
nhóm không tham gia.
Qua thời gian nghiên cứu kết quả
thu được như sau: Kết quả ước lượng cho
thấy rằng nếu hộ nhận thêm được 1 triệu từ chương trình, giữ các yếu tố khác
không đổi thì thu nhập bình quân đầu người tăng lên là 2,3% và 3% tương ứng với
vay từ các chương trình tín dụng ưu đãi hay tín dụng nhỏ. Nếu tăng lên 1 đơn vị
vay tức 1 triệu đồng cho chương trình tín dụng ưu đãi thì thu nhập biên tăng
thêm là 168 ngàn đồng (2,3% x 7,313 triệu đồng), cho chương trình tín dụng nhỏ
là 219 ngàn đồng (3% 7,313 triệu đồng); Hiệu quả từ chương trình tín dụng nhỏ
mang lại cao hơn chương trình tín dụng ưu đãi vì cách thức thu lãi và vốn hợp
lý hơn; Hầu hết người tham gia chương trình tín dụng ưu đãi là người nghèo, nếu
thu vốn một lần vào cuối kỳ sẽ gây khó khăn trong việc hộ vay phải kiếm đủ số
tiền lớn để hoàn trả cùng một lúc, điều này sẽ đẩy hộ tìm các hình thức vay
khác (dù lãi xuất cao) để hoàn trả theo đúng kỳ hạn, rồi sau đó được vay lại
theo nguồn vay chính thức; Và một nhân tố khác góp phần vào sự thành công của
chương trình tín dụng nhỏ vì đối tượng vay vốn từ chương trình tín dụng nhỏ chỉ
giới hạn ở những thành viên của hội (hội phụ nữ) hoặc có sự chọn lọc kỹ càng
(CEP) và không tập trung nhiều vào đối tượng nghèo, nghèo nhất giống như chương
trình tín dụng ưu đãi.
Tập san KH&KT T5-2012 – Trường ĐH Bình Dương