SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, ion và tăng trưởng của cá trê vàng lai giai đoạn giống

[05/08/2012 15:35]

Cá trên vàng lai là con lai giữa cá trê vàng (Clarias macroephalus Gunther) và cá trê phi (Clarias gariepinus). Cá có đặc điểm lớn nhanh, khả năng chịu đựng môi trường rất tốt, cá có thể chịu đựng được độ mặn dưới 16ppt, không đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao nhưng hiệu quả rất cao phù hợp với tất cả nông hộ. Thời gian gần đây, cá trê vàng lai được nuôi ở nhiều nơi, mang lại thu nhập khá góp phần cải thiện đời sống của người dân vùng nông thôn.

Tuy nhiên, những thông tin về biến đổi khí hậu, nước mặn có thể xâm nhập vào rạch nội đồng, sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long làm cho các nhà khoa học và người dân quan tâm lo lắng. Việc nghiên cứu xem cá trê vàng lai có nuôi được trong nước mặn hay không đang là một vấn đề đang được đặt ra.

Với mục tiêu làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về cá trê vàng cũng như góp phần hoàn thiện quy trình nuôi đối tượng này, nhóm nghiên cứu Phạm Thành Nam và Đỗ Thi Thanh Hương, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, ion và tăng trưởng của cá trê vàng lai.

Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn cá trê vàng lai cở từ 8-12g/con được xác định khả năng điều hóa áp suất thẩm thấu và ion của cá ở độ mặn 0,3, 6, 9, 12, 15, 18ppt. Bố trí cá ở các mức độ mặn 0,3,6,9,12,15 ppt để xác định sự tăng trưởng , tỉ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá sau 90 ngày nuôi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, áp suất thẩm thấu và nồng độ các ion Na+, K+, Cl- trong huyết tương cá ít thay đổi ở các nghiệm thức dưới 9ppt và tang nhanh ở các nghiệm thức 12, 15, 18ppt. Điểm cân bằng giữa áp suất thẩm thấu trong cơ thể và môi trường là 9ppt (292mOsm/kg). cá trê vàng lai nuôi ở nghiệm thức 3ppt là tốt nhất. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cao hơn và  hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với các nghiệm thức khác mặt dù khi so sánh thống kê thì cho kết quả khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức từ 0-9ppt. Tỉ lệ sống của cá đạt cao nhất ở 3ppt và thấp nhất ở nghiệm thức 15ppt.

TC Khoa học 2011:20b (ĐHCT)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ