Nhiều đại lý xăng dầu xâm phạm thương hiệu Petrolimex
Để ngăn chặn tình trạng xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu uy tín đang diễn ra ngày càng phức tạp, ngày 22/8/2012, Thanh tra Bộ Khoa học- công nghệ đã "ra quân" tiến hành kiểm tra một số cửa hàng xăng dầu có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Tình trạng vi phạm nhãn hiệu
Petrolimex rất phổ biến.
Tại cửa hàng xăng dầu số 2 của
Công ty TNHH thương mại Anh Tuấn (xã Đông La, huyện Đông Hưng, Thái
Bình), không phải là đại lý của Petrolimex, đoàn thanh tra phát hiện và
lập biên bản vi phạm do sử dụng nhãn hiệu của Petrolimex trên biển
hiệu và trên 3 cột bơm xăng mà không được phép. Các nhãn hiệu và
biển hiệu này đã được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đăng ký
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Những dấu hiệu vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ tại cửa hàng xăng dầu Công ty thương mại
Anh Tuấn
Theo ông Phạm Văn Toàn, Trưởng
phòng Thanh tra Bộ Khoa học- công nghệ, đây là hành vi xâm phạm quyền
nghiêm trọng đối với nhãn hiệu theo quy định tại Điều 129 Luật Sở
hữu trí tuệ. Theo Nghị định 97/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính về sở hữu trí tuệ, mức phạt tối đa trong sở hữu công
nghiệp lên tới 500 triệu đồng. Sau khi xử phạt người vi phạm phải thi
hành biện pháp khắc phục hậu quả, loại bỏ các dấu hiệu vi phạm
trong 10 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Nếu bên vi phạm không
thực hiện quy định sẽ áp dụng chế tài cưỡng chế.
Tại thời điểm thanh tra, trên
biển hiệu của cửa hàng Công ty thương mại Anh Tuấn có ghi “Công ty Xăng
dầu Thái Bình”. Theo thanh tra Bộ Khoa học- công nghệ, đây là hành vi
xâm phạm quyền đối với tên thương mại đang được bảo hộ cho Công ty Xăng
dầu Thái Bình mà mức xử phạt áp dụng khá nặng.
Phản ứng trước kết luận của
thanh tra, ông Bùi Anh Tuấn- giám đốc Công ty TNHH thương mại Anh Tuấn-
gay gắt: “Vì Công ty TNHH thương mại Anh Tuấn mua xăng dầu của Công ty
TNHH sản xuất và thương mại Tân Thịnh Hà- một công ty nhập xăng dầu
từ đơn vị của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam- thì nghiễm nhiên tôi được
sử dụng nhãn hiệu Petrolimex. Các đề can chữ P và Petrolimex đầu do
Công ty Tân Thịnh Hà cung cấp. Vì thế nếu Công ty Tân Thịnh Hà đền
tiền logo, biển hiệu mới chịu tháo bỏ".
Thanh tra Bộ Khoa học-
công nghệ giải thích cho đối tượng vi phạm |
Ông Bùi Anh Tuấn cho rằng, từ
khi thành lập đến nay (hơn 10 năm) cửa hàng vẫn sử dụng logo, nhãn
hiệu Petrolimex mà không xin phép ai và cũng không thấy ai đòi dỡ bỏ.
Lập biên bản vi phạm |
Tuy nhiên, đại diện của Công ty
Xăng dầu Thái Bình- đơn vị của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam- cho biết,
đã 2 lần công ty gửi công văn bằng đường bưu điện và cả trực tiếp yêu
cầu Công ty TNHH thương mại Anh Tuấn dỡ bỏ những dấu hiệu vi phạm
nhưng ông Tuấn vẫn bất chấp pháp luật, ngang nhiên vi phạm, sử dụng
nhãn hiệu Petrolimex. Thanh tra khoa học- công nghệ cho rằng, đây là hành
vi coi thường pháp luật, cố ý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu khi
bên bị hại đã nhắc nhở. Đoàn thanh tra đã chỉ rõ và giải thích
những vi phạm của cửa hàng. Cuối cùng ông Bùi Anh Tuấn phải ký vào
biên bản vi phạm
Cũng trong ngày 22/8, đoàn thanh
tra tiến hành kiểm tra cửa hàng xăng dầu của Công ty thương mại tổng
hợp Hoàng Trọng tại xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ. Cửa hàng đã sử
dụng nhãn hiệu của Petrolimex dán trên biển hiệu và dán cả mặt
trước và mặt sau 4 cột bơm xăng của mình khi không được phép sử dụng.
Đặc biệt, Công ty thương mại
tổng hợp Hoàng Trọng là tổng đại lý với hơn 10 cửa hàng xăng dầu
trên địa bàn Thái Bình nhưng lại ký với nhiều doanh nghiệp đầu mối
nhập khẩu xăng dầu, điều này trái với quy định của Nghị định
84/2009/NĐ-CP cho phép 1 tổng đại lý, đại lý chỉ được phép ký hợp
đồng với 1 doanh nghiệp đầu mối.
Không phản ứng trước kết luận
của thanh tra, nhưng đại diện Công ty Hoàng Trọng cho rằng, cửa hàng
sử dụng nhãn hiệu Petrolimex vì đây là thương hiệu có uy tín trong
kinh doanh xăng dầu, nhưng nhiều năm qua sử dụng nhãn hiệu này mà không
thấy ai phạt hay nhắc nhở nên vẫn tiếp tục sử dụng.
Cửa hàng Công ty thương
mại tổng hợp Hoàng Trọng tại xã Đông Hải vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ của Petrolimex
Cả 4 cột bơm đều có
nhãn hiệu chữ P của Petrolimex
Qua đợt kiểm tra này cho thấy,
tình trạng các cửa hàng xăng dầu vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu của các
doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu uy tín diễn ra rất phức tạp
và phổ biến, nghiêm trọng nhất là tình trạng vi phạm nhãn hiệu của
Petrolimex, diễn ra ở hầu hết khắp các tỉnh, thành phố trong cả
nước. Nếu ở Thái Bình có gần 200 cửa hàng kinh doanh xăng dầu thì
có trên 100 cửa hàng xâm phạm nhãn hiệu Petrolimex (cả nhãn hiệu cũ
và mới) với mức độ khác nhau.
Đại diện Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam cho biết, theo báo cáo của các đơn vị thành viên Petrolimex, hiện
nay trên toàn quốc có 884 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau với 1.006 CHXD không phải là đại lý của Petrolimex đang xâm phạm quyền đối
với các nhãn hiệu của Petrolimex với các hình thức, cấp độ khác nhau.
Ngoài ra, qua kiểm tra cũng cho
thấy, có nhiều trường hợp các tổng đại lý, đại lý ký hợp đồng
với doanh nghiệp đầu mối nhưng nhập hàng rất ít hoặc không nhập hàng
từ các đầu mối này. Mục đích của họ là sử dụng các thương hiệu uy
tín để bán hàng không rõ nguồn gốc. Hành vi này khiến người tiêu
dùng nhầm lẫn khi mua phải xăng dầu không đảm bảo chất lượng và Nhà
nước thất thu thuế do không kiểm soát nổi lượng xăng dầu trôi nổi,
không rõ nguồn gốc bán ra từ những cửa hàng này.
Điều đáng nói là tình trạng
xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu trong kinh doanh xăng dầu diễn ra
nhiều năm qua nhưng các cơ quan quản lý vẫn chậm trễ xử lý vi phạm.
Thanh tra Bộ Khoa học- công nghệ
cho rằng, việc xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp
xăng dầu uy tín là hành vi cần ngăn chặn, bởi hành vi xâm phạm nhãn
hiệu cũng là hành vi gian dối, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, làm
thiệt hại tới các thương hiệu uy tín. Đặc biệt, các đại lý xăng dầu
mua bán hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng, đo lường không đảm bảo
sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm giảm uy tín của
các thương hiệu bị xâm phạm.
Việc thanh tra xâm phạm nhãn
hiệu tại Thái Bình là tiếng chuông cảnh báo cho những tổ chức, cá
nhân, đại lý xăng dầu trên toàn quốc không hiểu biết pháp luật hoặc
cố tình vi phạm, “đánh cắp” thương hiệu để lợi dụng lòng tin của
người tiêu dùng. Đây cũng là đợt "ra quân" đầu tiên xử lý vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu của
thanh tra khoa học- công nghệ.