Ảnh hưởng của vi khuẩn hữu ích lên các yếu tố môi trường và tôm sú nuôi trong bè
Nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng nước, sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm của các dòng vi khuẩn có lợi phân lập trong ao nuôi tôm sú đã được nghiên cứu tại Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ, nhóm nghiên cứu Phạm Thị Tuyết Ngân, Vũ Ngọc Út, Trương Quốc Phú (Khoa Thủy sản) và Nguyễn Hữu Hiệp (Viện Nghiên cứu và Phát triển CNSH) Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn hữu ích lên các yếu tố môi trường và tôm sú (Penaeus monodon) nuôi trong bè.
Nhóm nghiên cứu
đã tiến hành thí nghiệm gồm 04 nghiệm thức (đối chứng không bổ sung vi khuẩn) với
3 lần lặp lại, trong đó dòng vi khuẩn Bacillus phân lập được từ ao tôm sú ở Sóc
Trăng được so sánh với 2 loại chế phẩm sinh học khác là CNSH (Viện Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần
Thơ sản xuất) và PrawnBac (từ Mỹ). Thí nghiệm được bố trí trong bể composite
500L được trải một lớp bùn 10cm với mật độ tôm sú là 50 con/m3 ở độ
mặn ở độ mặn 16% trong thời gian 40 ngày. Vi khuẩn được bổ sung với mật độ
105CFU/mL. Một số chỉ tiêu chất lượng nước, mật độ vi khuẩn tổng, Bacillus,
Vibrio được theo dõi ngày 5 ngày/lần. Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm được
đánh giá khi kết thúc thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm
cho thấy, các chỉ tiêu môi trường như COD, TAN, TKN, tổng đạm trong bùn, TP
trong nước và trong bùn ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn được cải thiện tốt
hơn lô đối chứng. Mật độ Bacillus ở nghiệm thức có dòng vi khuẩn
Bacillus cereus G9842 và công
nghệ sinh học cao hơn nghiệm thức còn lại. Vi khuẩn Vibrio sp. Bị lấn át ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn. Tỉ lệ sống
và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các nghiệm
thức có bổ sung vi khuẩn cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Trong các dòng
vi khuẩn có lợi cho kết quả xử lý tốt nhất.
Nghiên cứu sử dụng
các vi sinh vật hữu ích được phân lập từ bùn đáy và nước ao nuôi để giải quyết
vấn đề quản lý nước nuôi là xu hướng hiện nay trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.