Bình Dương: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể bưởi Bạch Đằng, huyện Tân Uyên
Vừa qua, Hội đồng KH&CN tỉnh Bình Dương đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể bưởi Bạch Đằng, huyện Tân Uyên”, do CN Trần Thị Bích Hồng làm chủ nhiệm, Sở KH&CN Bình Dương chủ trì thực hiện.
Sau hơn 2 năm triển
khai thực hiện, dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra trong việc điều tra khảo
sát bưởi Bạch Đằng về tình hình sản xuất, hiện trạng các vườn bưởi (diện tích,
giống và các biện pháp nhân giống. nguồn nước)... Trên cơ sở đó kết quả đạt được
của bưởi Bạch Đằng là có nhiều giống khác nhau, nhưng trong đó có 2 giống chủ
yếu: Bưởi đường da láng (hay còn gọi bưởi đường núm) và bưởi đường lá cam. Đối
với bưởi da láng có trái hình quả lê, nặng trung bình 1 - 2,5kg. vỏ láng, màu
xanh vàng đến màu vàng khi chín và dễ lột vỏ, tép màu vàng nhạt và dễ tách khỏi
vách múc, vị ngọt không chua có độ Brix từ 9 - 11%. Bưởi đường lá cam có trái
hình quả lê, nặng trung bình 0,8 - 1,4kg, vỏ nhẵn, màu xanh vàng, khi chín vỏ
mỏng và dễ lột, tép màu vàng nhạt và dễ tách khỏi vách múc, mùi thơm có độ Brix
từ 9,5 - 12%. Một số thành phần dinh dưỡng của 2 giống bưởi này có: Nước chiếm
tỷ lệ 83,4%, tro 40%, protein 0,5%, xơ 0,7%... công dụng của bưởi Bạch Đằng
được dùng để lấy tinh dầu, chè bưởi, nem bưởi, dùng để ăn tươi hoặc ép nước và
nấu rượu bưởi. Dựa trên thực tế đó, nhóm thực hiện đã xây dựng quy trình trồng
và chăm sóc cây bưởi Bạch Đằng như: Chọn giống, chọn đất, mật độ trồng, chăm
sóc, các loại sâu bệnh thường gây hại cho cây bưởi, từ đó đưa ra biện pháp phòng
trừ sâu bệnh, cuối cùng xác định thời điểm thu hoạch.
Dự án cũng đã tiến
hành xác định chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể (NHTT) bưởi Bạch Đằng cho Hội nông
dân xã Bạch Đằng, thành lập Ban quản lý, Ban kiểm soát NHTT cũng như đăng ký
bảo hộ mẫu NHTT.
Ngoài ra, nhóm thực
hiện dự án cũng đã tiến hành 3 lượt tập huấn cho 130 người về các quy định pháp
lý xác lập quyền đối với NHTT, quy chế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng NHTT
và các Kiến thức về sở hữu trí tuệ, quy chuẩn gắn têm nhãn và cách thức bảo vệ
NHTT. Đào tạo mô hình quản lý, khai thác và cơ chế hoạt động của chủ sở hữu
NHTT cho 12 kỹ thuật viên là thành viên Ban quả lý, Ban kiểm soát NHTT. Tổ chức
2 đợt hội thảo cho 61 người là các nhà vườn tham gia dự án, nông dân và cán bộ
quản lý. Để thương hiệu được khách hàng biết đến nhiều hơn, nhóm thực hiện cũng
đã phối hợp với đài phát thanh quảng bá bưởi Bạch Đằng, phát tờ rơi,…
Để NHTT bưởi Bạch
Đằng phát triển bền vững, dự án cũng đã xây dựng mô hình 3 nhà: Nhà quản lý,
nhà vườn và nhà khai thác. Với mô hình này, việc phát triển kinh tế từ bưởi
Bạch Đằng sẽ tạo ra mô hình kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất, quản lý chất
lượng sản phẩm cho đến khâu tiêu thụ, giúp người dân yên tâm sản xuất kinh
doanh loại quả này.
Việc thực hiện dự án
đã thật sự đem lại hiệu quả rõ rệt cho người trồng bưởi Bạch Đằng. Trước đây,
khi chưa có bao gói, dán nhãn hiệu,… trung bình 10 quả bưởi, nhà vườn bán với
giá từ 300.000 đến 350.000. Tuy nhiên, sau khi nhà vườn tham gia dự án này,
trung bình 10 quả bưởi bán với giá từ 400.000 đến 450.000. Từ hiệu quả thực
tế và ý nghĩa thiết thực, dự án đã được Hội đồng thống nhất nghiệm thu
và xếp loại Khá.