Nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ mới trong lĩnh vực SHTT
Lần đầu tiên được tham dự một lớp tập huấn về Sở hữu trí tuệ dành cho các cán bộ mới thuộc các Sở KH&CN và Cục SHTT do Cục SHTT tổ chức, chị Trần Thị Tuyết Nhung, Sở KH&CN tỉnh Lào Cai cho rằng, lớp tập huấn này thực sự bổ ích, giúp chị nắm và hiểu sâu hơn mục tiêu, giá trị của SHTT để đưa vào cuộc sống. Từ đó, định hướng và giúp các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển tài sản trí tuệ trong chiến lược kinh doanh.
Các học viên tham dự khóa học _ Ảnh Cục SHTT
Những bài học đầu
tiên
Trước khi làm công
tác SHTT tại Sở KH&CN tỉnh Lào Cai, chị Nhung công tác tại Ban quản lý dự
án đường cao tốc nên chị chỉ biết rất ít thông tin về SHTT thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng, trong đó có Luật SHTT và một số văn bản liên quan
khác chứ những kiến thức chuyên sâu về SHTT thì hầu như không có.
Biết Cục SHTT có tổ
chức lớp tập huấn về Sở hữu trí tuệ dành cho các cán bộ mới chị Nhung không thể
bỏ qua. “Lớp tập huấn đã có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao kiến thức cho
những cán bộ mới bắt đầu làm công tác SHTT, đặc biệt là các kiến thức về hệ
thống pháp luật SHTT, các quy định cơ bản của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ và đặc biệt là các kỹ năng giúp các doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ
thông qua bảo vệ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế” chị Nhung nói.
Vượt xa hàng nghìn
cây số từ Cần Thơ ra Hà Nội học, chị Trần Thị Ngọc Các (Sở KH&CN Cần Thơ)
cũng lần đầu tiên được tham gia một lớp tập huấn về SHTT chia sẻ, ngoài những
kiến thức cơ bản về Luật SHTT, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ,
các giảng viên còn trang bị cho các học viên kỹ năng nhận biết nhóm sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ để có thể xếp loại chính xác sản phẩm hàng hoá/dịch vụ khi
thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; kỹ năng làm đơn, viết bản mô tả xác lập quyền
đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; các tiêu chuẩn để lập hồ sơ đăng ký và
quản lý chỉ dẫn địa lý,…
“Trong quá trình
học, các giảng viên cũng đưa ra cho học viên những ví dụ rất cụ thể về quá
trình thẩm định đơn giúp người học có được sự hiểu biết nhanh, sâu sắc trong
quá trình thực thi công việc ở cơ sở” chị Các cho hay.
Từng bước nâng cao
chuyên môn cho cán bộ SHTT
Lớp tập huấn về Sở
hữu trí tuệ dành cho các cán bộ mới thuộc các Sở KH&CN và Cục Sở hữu trí
tuệ lần này được tồ chức từ ngày 27-31/8 đã thu hút 31 học viên đến từ các Sở
KH&CN trên cả nước và 18 học viên là cán bộ mới tại 12 đơn vị của Cục SHTT.
Lớp tập huấn được thiết kế với 12 chuyên đề bao quát toàn bộ các vấn đề liên
quan đến sở hữu trí tuệ như hệ thống pháp luật, hệ thống quản lý, hệ thống
thông tin sở hữu trí tuệ, các kỹ năng về soạn thảo, xem xét đơn đăng ký các đối
tượng sở hữu công nghiệp… Các nội dung trên được các giảng viên là những cán bộ
có kinh nghiệm của Cục Sở hữu trí tuệ truyền đạt, trao đổi và thảo luận cùng
các học viên.
Theo ông Hoàng Văn
Tân, Phó Cục trưởng Cục SHTT, Sở hữu trí tuệ đang ngày càng khẳng định vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển KH&CN nói riêng và kinh tế, xã
hội nói chung, đặc biệt là đối với nền kinh tế tri thức mà Việt Nam đang hướng
tới. Nhu cầu bổ sung đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn về sở hữu trí tuệ
trên phạm vi cả nước ngày càng cao nhưng rất đáng tiếc là hiện nay chưa có bất
kỳ sự đào tạo bàn bản, chính quy nào về chuyên ngành này. Thực tế số cán bộ
thuộc các Sở KH&CN cũng như các cán bộ mới của Cục SHTT đều được tuyển dụng
từ những ngành đào tạo khác nhau nên nhu cầu đào tạo, trang bị kiến thức cơ bản
về SHTT là hết sức cần thiết.
“Thông qua lớp tập
huấn về sở hữu trí tuệ, Cục SHTT mong muốn các cán bộ mới được tuyển dụng vào
làm việc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, kể cả tại Cục Sở hữu trí tuệ hay ở các
Sở KH&CN, sẽ được trang bị đầy đủ hơn các kiến thức về tầm quan trọng của
sở hữu trí tuệ cũng như các quy định pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ, các vấn đề về quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ,… góp phần giải
quyết tốt nhất các nhu cầu của xã hội đối với vấn đề sở hữu trí tuệ cũng như
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Cục SHTT và các
Sở KH&CN” ông Tân nói.
Để kiến thức sở hữu
trí tuệ đi sâu vào thực tế và làm giàu cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và
cũng để doanh nghiệp thấy rõ hơn sự cần thiết phải chấp hành Luật Sở hữu trí
tuệ và các văn bản liên quan đến SHTT khác, Cục SHTT luôn chú trọng đẩy mạnh
các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về SHTT
bằng nhiều hình thức. Từ năm 2010 nhiều khóa đào tạo SHTT đã được tổ chức, thu
hút hàng nghìn học viên là doanh nhân, sinh viên, cán bộ công chức nhà nước,
luật sư, nhà khoa học, nhà báo, nhà văn,... tham dự.
http://khoahoc.baodatviet.vn (dtphong)