Tính sông nước - nét nổi bật của văn hóa ĐBSCL
Nghiên cứu do Thạc sĩ Trần Phỏng Diều, Trường Cao đẳng Cần Thơ thực hiện.
Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) được mệnh danh là xứ sở của vùng
sông nước - nơi có 54.000km sông rạch. Do hệ thống kênh rạch chằng chịt nên đất
đai ở đây như bị xé vụn thành những bán đảo, cù lao được bao bọc bốn bề là nước
như Bến Tre, Cà Mau,… Vì thế, đặc điểm nổi bật của văn hóa vùng này là nền văn
hóa sông nước , thể hiện qua nền nông nghiệp lúa nước, tập quán khai thác thủy
sản, đi lại, các lễ hội có quan hệ đến nước, cho đến ngôn ngữ giao tiếp đều in
dấu ấn của nước. Chính yếu tố sông nước
này đã góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây.
Trước tiên là việc
xác định địa bàn cư trú. Trong quá trình mở cõi vào phương Nam, các lưu dân đã
nhận thấy tầm quan trọng của sông rạch trong việc ổn định cuộc sống của họ sau
này. Cho nên, việc chọn địa bàn cư trú ven sông rạch không phải là một lựa chọn
ngẫu nhiên, mà đó là tất cả những kinh nghiệm thực tiễn từ việc tương tác với
môi trường tự nhiên. Việc cư trú ven song đã tạo thuận lợi cho việc di chuyển bằng
đường thủy, phù sa song rạch bồi đắp quan năm thuận lợi cho việc dẫn thủy nhập
điền, tưới tiêu đồng ruộng, hoa màu, nơi ở thoáng mát cùng bao tiện ích của cuộc
sống sinh hoạt thường nhật như: tắm, giặt, đánh bắt thủy hải sản, giao lưu trao
đổi hàng hóa,…
Về ăn uống, điều
dễ nhận thấy nhất là người dân ở đây thích và ăn rất nhiều các loại thủy hải sản.
Do cảnh quan địa lý kênh rạch chằng chịt đã tạo cho vùng ĐBSCL trở thành một
vùng đa sinh thái nên vùng đất này rất giàu thủy hải sản như tôm, cua, rùa, rắn,
lươn…Trong cơ cấu bữa ăn, các nguyên liệu dùng để chế biến món ăn bắt nguồn từ
sông rạch như các loại thực vật, hoa màu
sinh sống ở sông rạch như: kèo nèo, bông
sung, rau muống, lục bình, môn nước…
Về trang phục:
cơ bản trang phục vùng này không khác biệt so với các vùng khác trong cả nước.
Nhưng do sống trong môi trường sông nước mà người dân nơi đây đã có những lựa
chọn trang phục riêng cho mình để thích ứng với thiên nhiên. Có thể nói, áo bà
ba và chiếc khăn rằng là trang phục truyền thống tiêu biểu của cả nam lẫn nữ
nông dân – những người gắn bó trực tiếp công việc của mình với sông nước.
Về phương tiện
đi lại: do điều kiện sông ngòi chằng chịt đã làm cho việc đi lại của con người ở
đây đã gặp phải rất nhiều khó khăn và nguy hiểm. Nhưng để ứng xử với môi trường
tự nhiên và thích nghi với địa hình sông nước, cư dân thời khẩn hoang đã nghĩ đến
việc dùng ghe xuồng để làm phương tiện đi lại. Vì lẽ đó, ghe xuồng đóng vai trò
vô cùng quan trọng đối với người dân nơi đây.
Về ngôn ngữ: sống
giữa sông ngòi chằng chịt , tự bao đời nay con người đã gắn bó với sông rạch
trong các sinh hoạt thường nhật của mình. Cho nên, trong cách nói năng hằng ngày, cũng như khi định danh cho các sự
vật, hiện tượng, con người đã sang tạo
ra vô số từ ngữ có liên quan đến song nước như: các từ định danh cho dòng nước
gồm có: sông, ngòi, mương, máng, lạch, kinh, ao, hồ, xẻo, rạch, ngọn, rọc, dớn,
láng, lung, bưng, biền, đầm, đìa, trấp vũng, trũng, tắc, gành, xáng, doi, vịnh,
bàu… rồi các từ miêu tả sự vận động của dòng nước: nước lớn, nước ròng, nước rong,
nước kém, nước trồi, nước sụt, nước dềnh,
nước giựt, nước bò, nước chảy, nước đứng, nước nằm, nước chừng, nước nhửng, nước
ương, nước chết, nước sát, nước rặc, nước cường, nước ghẻ, nước chảy, nước thả,
nước ngựa, nước trốt, nước xuôi, nước rằm,…Trong giao tiếp hằng ngày, người ở
đây cũng dung những từ ngữ đầy ấn tượng về văn hóa sông nước như: chìm xuồng,
câu tôm, mò tôm, vác cần tôm, lặn lội, lội bộ, tắm nắng,…
Cuối cùng, sông nước
đồng bằng mênh mông, chằng chịt đã để lại một dấu ấn mạnh mẽ trong nghệ thuật
ngữ văn dân gian, mà tiêu biểu là trong ca dao, dân ca, hò vè,…
Thí dụ: Sông sâu sông bủa láng còn
Thương em vì bởi câu hò
có duyên
Như vậy, chúng ta thấy,
song nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với cư dân ĐBSCL. Sông nước không
chỉ là hình ảnh của thiên nhiên mà còn là hình ảnh văn hóa. Mặc dù có những hạn
chế, khó khăn do song rạch mang đến, nhưng song rạch ở ĐBSCL đã có những mặt
tích cực đáng kể đối với cuộc sống của người dân nôi đây. Và chính song rạch đã
đóng một vai trò vô cùng quan trọng hình thành nên tính cách, lối sống, quan niệm,
tập quán… của con người vùng ĐBSCL.
TC Khoa học . Số 05 - tháng 6/2012 - Trường ĐH Trà Vinh