IPM- công cụ hữu hiệu chống hàng giả, hàng nhái của WCO
Doanh nghiệp (IPM) là một sáng kiến của WCO để hỗ trợ hải quan các nước thành viên trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Đây được coi là lực lượng tiên phong trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái.
Giao diện IPM.
Theo báo cáo của Tổ
chức Hải quan thế giới (WCO), lượng hàng giả, hàng nhái do lực lượng Hải quan
bắt giữ chiếm 90% tại các nước EU, và 70% trên toàn thế giới.
WCO với vai trò là
tổ chức quốc tế duy nhất về hải quan đã đưa ra sáng kiến để tạo thuận lợi cho
việc trao đổi thông tin giữa khu vực tư nhân và Hải quan, nhằm mục đích nâng
cao khả năng nhận diện và bắt giữ hàng giả, hàng nhái. IPM đã chính thức khởi
động tại cuộc họp Hội đồng hợp tác Hải quan vào tháng 6-2010 trước toàn thể cán
bộ hải quan cao cấp trên toàn thế giới.
Thực tế, IPM là một
cơ sở dữ liệu về “hàng thật/hàng giả, hàng nhái” do các chủ sở hữu quyền
SHTT cung cấp, đồng thời là giao diện và danh bạ để Hải quan và doanh nghiệp có
thể trao đổi với nhau nhằm mục đích hỗ trợ tìm kiếm thông tin, xác định tiêu
chí rủi ro để kiểm soát các lô hàng có nghi ngờ là hàng giả, hàng nhái. Các yếu
tố chủ yếu trong cơ sở dữ liệu “hàng thật/hàng giả, hàng nhái” được cung cấp
trên IPM bao gồm: thương hiệu, hình thức bên ngoài của sản phẩm, cách thức đóng
gói và tuyến đường vận chuyển của hàng thật. Đây là những thông tin vô cùng
quan trọng nhằm giúp cán bộ hải quan có thể phân biệt được hàng thật/hàng giả
khi kiểm soát các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm.
Thêm vào các chức
năng hiện có, WCO đang nỗ lực xây dựng một số công cụ để bổ sung vào IPM
nhằm nâng cao tính hiệu quả cho các chủ thể quyền và cán bộ hải quan khi
sử dụng. Ví dụ như: xây dựng tuyển tập cơ sở dữ liệu luật pháp của các nước về
bảo vệ quyền SHTT, tập hợp các báo cáo về “hàng giả, hàng nhái” theo lĩnh vực,
ngành hàng,…
Trong thực tế, IPM
là một cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép tất cả các chủ sở hữu quyền SHTT
trên toàn thế giới cung cấp thông tin về hàng thật của họ, và cho phép tất cả
các cán bộ hải quan trên toàn thế giới khai thác. Cán bộ Hải quan tại cửa khẩu
cũng có thể dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu “hàng thật/giả” từ hệ thống web
nội bộ của các cơ quan Hải quan và được cài đặt miễn phí. Cho đến nay,
IPM là cơ sở dữ liệu toàn cầu duy nhất về hàng thật/hàng giả, đã được dịch ra
nhiều thứ tiếng và liên tục được cập nhật thông tin. Từ IPM cho phép cán bộ hải
quan tại cửa khẩu chủ động phân biệt được hàng thật/hàng giả và liên lạc trực
tiếp với chủ sở hữu quyền của nhãn hiệu thông qua đại diện tại từng khu vực.
Do tính mở và tiện
lợi như vậy, IPM đã thực sự trở thành công cụ đào tạo cho các cán bộ hải quan ở
cửa khẩu để thực hành phân biệt hàng thật/hàng giả, xác định rủi ro và kiểm
soát biên giới, nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ lợi ích của
cộng đồng.
Theo thông tin mới
nhất, đến 21-9-2012 đã có hơn 55 chủ sở hữu quyền SHTT và 400 nhãn hiệu
đăng ký và cập nhật thông tin trên IPM, trong đó có ất nhiều nhãn
hiệu sản phẩm đã và đang có mặt tại Việt Nam như: ADIDAS, NIKE, BURBERRY,
CANON, HITACHI, HONDA, HP, HARLEY DAVISON, P&G, SANOFI AVENTIS,…
http://www.baohaiquan.vn (dtphong)