Cung và các giải pháp ổn định cung cà phê nhân trong dài hạn ở Tây Nguyên
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Văn Song và Trần Đức Thuận thực hiện tại 9 huyện đại diện thuộc 5 tỉnh của Tây Nguyên, nhằm đưa ra dự báo trên cơ sở căn cứ khoa học cung cà phê nhân đối với Tây Nguyên trong dài hạn và các giải pháp ổn định, cung có chất lượng cà phê nhân đối với Tây Nguyên
Ảnh minh họa
Trong những năm qua, ngành sản xuất cà phê Tây Nguyên đã có
những bước phát triển đáng kể về diện tích và sản lượng, mang lại giá trị kim
ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam.
Tuy nhiên, lượng cung cà phê của Việt Nam dao động thất thường do ảnh
hưởng của giá cà phê thế giới. Hiện tượng tự phát, không có chiến lược trong
dài hạn trồng cà phê đã gây ra hiện tượng cung cà phê không ổn định, chất lượng
cà phê không đảm bảo do trồng cà phê trên đất không phù hợp.
Bằng phương pháp phân tích hệ thống động, kết quả phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới cung cà phê trong ngắn hạn và dài hạn có thể đưa ra
một số kêt luận sau:
- Trong ngắn hạn lượng cung cà phê nhân của Tây Nguyên hầu
như không co giãn; các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng chính tới cung ngắn hạn cà phê
nhân tại Tây Nguyên là các yếu tố kỹ thuật chăm bón của các hộ nông dân như:
cắt cành, tưới nước đúng, đủ; dự báo phòng trừ sâu bệnh kịp thời và bón lót khi
trồng mới. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân, trang trại trồng cà phê của
Tây Nguyên dao động chủ yếu từ 80%-98%, điều này có nghĩa là chúng ta không cần
tăng thêm các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động,… ) mà
chỉ nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong chăm bón cũng đã có thể tăng lượng cung cà
phê nhân trong ngắn hạn lên từ 2%- 20%. Trong các yếu tố kỹ thuật thì cắt tỉa
cành và tưới nước là hai khâu quan trọng nhất để nâng cao năng suất cà phê ở
Tây Nguyên.
- Ảnh hưởng tới cung cà phê nhân trong dài hạn chủ yếu là do
ảnh hưởng của giá cà phê. Nhưng cả ngay trong dài hạn, cung cà phên cũng ít co
giãn do đặc điểm cảu tính trễ trong phản ứng của ngành trồng trọt và diện tích
đất trồng cà phê có chất lượng. Với chiến lược ổn định diện tích cà phê của Tây
Nguyên đến năm 2025 khoảng 500 nghìn ha thì cung cà phê nhân của Tây Nguyên
khoảng 900 nghìn tấn là ổn định và đảm bảo chất lượng.
Cần có một số giải pháp chủ yếu, bao gồm: Sử dụng hợp lý
điều kiện tự nhiên; quy hoạch sản xuất, quy mô hộ sản xuất và tổ chức sản xuất;
tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường vốn và mở rộng dịch
vụ ứng dụng; cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất, chăm bón cây cà phê từ khâu
bón lót, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh và tưới nước đúng, đủ và kịp thời; tăng
cường và nâng cao chất lượng đầu tư công, dịch vụ công và đầu tư tư nhân; và
hoàn thiện các chính sách bình ổn giá cà phê.