Xác định trữ lượng các bon trong các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai
Nghiên cứu do nhóm tác giả Võ Đại Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và Lục Linh Tuyền (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) thực hiện nhằm lượng hóa khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên.
Ảnh minh họa
Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh là hệ sinh thái rừng rất
phổ biến ở nước ta, trong đó phân bố taạp trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên
bao gồn cả huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai. Đây là một trong những khu vực có trữ
lượng lượng rừng tự nhiênlớn nhất nước ta, nên trữ lượng các bon tích lũy cũng
rất lớn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng các bon tích lũy trong
cây cá thể của 6 loài ưu thế đều tuân theo quy luật tăng dần theo cấp tính. Cấu
trúc lượng các bon tích lũy trong cây cá thể của các loài ưu thế tập trung chủ
yếu ở thân cây 64,21% và thấp nhất là trong lá cây với 2,34%. Lượng các bon
tích lũy trong tầng cây cao biến động theo chiều tăng của trữ lượng tầng cây
gỗ, dao động từ 16,10-163,49 tấn/ha, trung bình 92,37 tấn/ha. Cấu trúc trữ
lượng các bon tích lũy trong tầng cây cao tập trung chủ yếu ở phần thân cây,
trung bình chiếm tới 62,06% và thấp nhất ở phần lá (chiếm 2,56%). Lượng các bon
tích lũy trong cây bụi – thảm tươi trung bình 3,37 tấn/ha, trong vật rơi rụng
trung bình 2,41 tấn/ha, trong đất rừng là 9,37-11,12 tấn/ha. Tổng lượng các bon
tích lũy trong toàn lâm phần rừng trung bình là 108,20 tấn/ha. Cấu trúc lượng
các bon trong các trạng thái rừng tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ với 76,21% và
ít nhất là các vật rơi rụng, chỉ chiếm 3,03%. Đã thiết lập được các phương
trình tương quan giữa lượng các bon tích lũy của cây cá thể với D1.3,
trữ lượng các bon của tầng cây cao với tổng tiết diện ngang và trữ lượng lâm
phần đều tồn tại với hệ số xác định R2 dao động 0,84 – 0,96, thể
hiện mối tương quan rất chặt nên có thể áp dụng trong xác định nhanh trữ lượng
các bon của rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh ở khu vực nghiên cứu và những nơi có điều kiện tương tự.