Nghiên cứu thực vật có giá trị làm thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lông, Thanh Hóa
Đề tài được thực hiện bởi nhóm tác giả Đậu Bá Thìn (Đại học Hồng Đức), Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Phạm Hồng Ban (Đại học Vinh) thực hiện, nhằm mục tiêu giúp cho công tác quản lý khu bảo tồn có biện pháp và khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quý này.
Khu Bảo tồn Thiên Nhiên (BTTN) Pù Lông nằm ở phía Tây Bắc
tỉnh Thanh Hóa, với diện tích là 17.622 ha, trong đó có 13.320 ha được bảo vệ
nghiêm ngặt và 4.343 ha được phục hồi sinh thái.
Kết quả điều tra, nghiên cứu cây thuốc thuộc khu BTTN Pù
Lông, Thanh Hóa cho thấy, bước đầu đã ghi nhận được 82 họ, 215 chi và 290 loài
thực vật có giá trị làm thuốc thuộc 4 ngành: Thông đất, Dương xỉ, Thông và Mộc
lan; ngành Mộc lan chiếm ưu thế với tỷ lệ 94,14% tổng số loài.
So với hệ cây thuốc Việt Nam, số họ thực vật có giá trị làm
thuốc tại địa điểm nghiên cứu chiếm 27,33% số họ, số chi chiếm 17,92% va số
loài chiếm 9,06% tổng số loài có giá trị làm thuốc của cả nước.
Các loài cây thuôc thuộc khu vực nghiên cứu thuộc 4 dạng
thân chính: cây thân thảo với 89 loài, cây thân bụi với 78 loài, cây thân gỗ 70
loài và cây thân leo 53 loài. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá với 136 loài, rễ 96
loài; thấp nhất là nhựa, mủ, dịch thân với 3 loài.
Ghi nhận 16 nhóm bệnh thường được đồng bào khu Bảo tồn Thiên
nhiên Pù Lông sử dụng cây cỏ để chữa trị, trong đó nhóm bệnh về tiêu hóa với 39
loài, bệnh ngoài da với 43 loài, bệnh thời tiết với 33 loài; thấp nhất là nhóm
bệnh dị ứng, nhóm bệnh ra mồ hôi tay chân chỉ có 1 loài.
Theo Tạp chí NN&PTNT, số 17/2012