Liên kết và hỗ trợ ngư dân để phát triển kinh doanh cho sản phẩm thủy sản-trường hợp mặt hàng cá cơm, tỉnh Khánh Hòa
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Kim Anh, Phạm Thị Thanh Thủy thuộc Khoa Kinh tế- Đại học Nha Trang thực hiện nhằm phân tích vai trò của ngư dân trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản cá cơm.
Ảnh minh họa
Trên cơ sở mục tiêu đề ra, nghiên
cứu đề xuất các khuyến nghị về mặt chính sách nhằm hướng tới mục tiêu kinh
doanh cho mặt hàng cá cơm. Cụ thể, phân tích cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng cá
cơm và vai trò của các tác nhân trong chuỗi giá trị; phân tích sự phân phối lợi
ích giữa các tác nhân; đề xuất các khuyến nghị về mặt chính sách nhằm hướng tới
phát triển kinh tế toàn hệ thống.
Bài viết trình bày kết quả nghiên
cứu đặc điểm chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản, trường hợp mặt hàng cá cơm tỉnh
Khánh Hòa. Kết quả cho thấy, chuỗi giá trị cá cơm Khánh Hòa có đầy đủ các tác
nhân: ngư dân, nậu vựa, cơ sở chế biến thủy sản (cơ sở sản xuất nước mắm),
người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Trong đó, ngư dân, nậu vựa, cơ
sở chế biến thủy sản đóng vai trò then chốt trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, mối
quan hệ giữa các tác nhân chưa chặt chẽ. Lợi ích giữa các tác nhân không đồng
đều. Ngư dân là tác nhân tạo ra giá trị tăng thêm cao nhất nhưng lợi ích kinh
tế mang lại cho họ là thấp nhất. Trong khi đó, nậu vựa và các công ty chế biến
thủy sản đóng góp giá trị tăng thêm thấp hơn nhưng thu được lợi ích cao hơn.
Nhà nhập khẩu là người quyết định giá bán sản phẩm thủy sản xuất khẩu, vì vậy
để đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc, xuất sứ sản phẩm
cũng như những khắc khe của người tiêu dùng về chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm đòi hỏi các tác nhân phải có sự hợp tác với nhau. Do đó, các giải pháp
liên kết và hỗ trợ ngư dân để phát triển kinh doanh là hết sức cần thiết.