Sử dụng Acetobacter trong sản xuất Thạch dừa
Nghiên cứu do nhóm tác giả Ngô Thị Phương Dung, Lê Thị Lin và Huỳnh Xuân Phong thuộc Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Ảnh minh họa
Thạch dừa hay còn gọi là Nata-de Coco là loại thức ăn khá
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Đây là một sản phẩm lên men từ
nước dừa nhờ vi khuẩn Acetobacter xylinum,
gồm thành phần chủ yếu là xenluloza.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định những dòng vi khuẩn Acetobacter có khả năng lên men thạch
dừa và khảo sát điều kiện lên men ảnh hưởng đến sự tổng hợp xenluloza. Tổng số
vi sinh vật hiếu khí trong 3 mẫu dịch lên men được thu thập từ cơ sở sản xuất ở
Bến Tre trong khoảng 8,92 - 9,14 log CFU/ml. Bảy dòng vi khuẩn được phân lập và
định dạng đều thuộc giống Acetobacter dựa trên đặc điểm khuẩn lạc, hình dạng và
các đặc tính sinh hóa. Khuẩn lạc có hình dạng tròn và màu vàng nhạc. Tế bào vi
khuẩn có dang hình que, gram âm, catalaza dương tính, tạo vòng halo sáng trên
môi trường YPGD bổ sung 0,5% CaCO3 và 4%
ethanol, chuyển màu môi trường từ xanh sang vàng khi có bổ sung bromocresol green. Dòng Acetobacter
N có thể tạo ra lượng xenluloza cao
nhất.
Kết quả thử nghiệm các điều kiện lên
men cho thấy, xenluloza cao nhất được tạo ra trong quá trình lên men là khi sử dụng
nước dừa đã được ủ lên men tự nhiên 60 giờ, nồng độ giống chủng ban đầu là 6
log tb/ml, hàm lượng đường ban đầu phù hợp cho quá trình lên men là 50
brix và chỉ cần bổ sung diamond phophat (DAP) với liều lượng thấp (0,2%).
Theo Tạp chí NN&PTNT, số 14/2012