Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp sinh học
Bọ cánh cứng (Brontispa longissma) là một đối tượng dịch hại đã du nhập vào Việt Nam. Riêng tỉnh Tiền Giang, mật số rầy cũng như tỷ lệ ký sinh cao nên bọ cánh cứng hại dừa ngày càng trầm trọng. Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp hóa học không khả thi, tốn kém và gây ô nhiễm cho môi trường, cây tái nhiễm nhanh.
Để góp phần giải quyết tình trạng
trên, ThS. Hồ Văn Chiến cùng với nhóm cán
bộ nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu nhằm hạ mật số của bọ cánh cứng gây hại
dừa đến mức thấp nhất, không gây ra thiệt hại về kinh tế cho cây dừa, giữ được
động lực quần thể trong sự cân bằng sinh thái của tự nhiên theo hướng phòng trừ
sinh học và không gây ô nhiễm môi trường, nông nghiệp bền vững.
Qua
nhập ong ký sinh Asecodes hispinarum là sinh vật
có ích để phòng trừ sinh học. Ong phù hợp với điều kiện sinh thái và
phát tán rộng. Ong có vòng đời ngắn, khả năng ký sinh cao, ký sinh hình thành
mật số cao trong ký chủ.
Sau
thời gian nghiên cứu phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp sinh học mà
tác nhân sinh học là ong ký sinh Asecodes
hispinarum cho thấy:
- Ong
ký sinh Asecodes hispinarum được
phóng thích hơn 12 triệu con cho tất cả các huyện, thị thuộc tỉnh Tiền Giang.
Ong ký sinh phát tán theo vòng tròn, không theo chiều gió, cự ly phát tán tùy
thuộc vào thức ăn (ấu trùng bọ dừa); vùng nào dừa bị nhiễm năng thì ong không
đi xa, những vùng dừa bị nhẹ thì ong phát tán khá xa hơn 4km sau khi phóng
thích 1 tháng. Hơn nữa, ong thích những vườn trồng tập trung hơn những vườn
trồng rải rác.
- Tỷ
lệ dừa phục hồi (cuối tháng 3/2005) đã có tỷ lệ phục hồi trung bình trong toàn
tỉnh là 76%. Và đến tháng 12/2005 là 81,33%.
Qua
kết quả nhiên cứu cho thấy, Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp sinh
học mà tác nhân sinh học là ong ký sinh Asecodes
hispinarum không gây ô nhiễm cho con người và môi trường, ít tốn kém đã
thành công rất cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn vì dừa bị nhiễm đã phục hồi
sau hơn 2 năm phóng thích ký sinh.
KY tóm tắt kết quả các đề tài/dự án KH&CN tỉnh Tiền Giang GĐ 2006-2010