Phát triển thủy sản nước ngọt ở khu vực tứ giác Long Xuyên trong giai đoạn 2010-2020
Khu vực tứ giác Long xuyên ới bốn cạnh là biên giới iệt Nam – Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Hậu; bốn góc đô thị là thành phố Long Xuyên, thành phố Rạch Giá, thị xã Châu Đốc và thị xã Hà Tiên. Tứ giác Long xuyên hình thành trên địa phận 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ, là vùng đồng bằng trũng với mùa nước nổi đặc trưng hàng năm.
Nhờ vào những ưu thế do thiên
nhiên mang lại, khu vực tứ giác Long Xuyên đã sớm thể hiện tiềm năng to lớn trong lĩnh vực khai
thác thủy sản nước ngọt tự nhiên với những giống loài thủy sản phong phú, trong
đó cũng không ít những đối tượng với giá trị cao, được nhiều người ưa chuộng với
trữ lượng hết sức dồi dào.
Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm
sao khai thác và phát huy triệt để hơn những tiềm lực kinh tế lớn của khu vực
và từ đó định hướng phát triển thủy sản bền vững gắn kết với cơ cấu nền kinh tế
thị trường cũng được chú trọng và đẩy mạnh việc áp dụng các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội ở khu vực.
Vấn đề phát triển thủy sản ở khu
vực Tứ giác Long Xuyên hiện nay và trong thời gian tới bao gồm việc ứng dụng
khoa học - công nghệ vào qui trình kỹ thuật, chọn lựa loài thủy sản tiềm năng để
phát triển và chọn lựa hình thức nuôi phù hợp theo những cơ cấu phù hợp để phát
triển những đối tượng thủy sản tiềm năng.
Theo đó, các giải pháp phát triển
thủy sản ở khu vực Tứ giác Long xuyên gồm:
-
Các giải pháp hiện tại à trong thời gian tới như: ứng dụng nhanh tiến bộ
KHKT vào qui trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm thông qua việc thực hiện
các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng để nâng cao hiệu quả ương, nuôi các đối
tượng thủy sản có giá trị kinh tế; đẩy mạnh phát triển các đối tượng thủy sản
nuôi như tôm càng xanh, cá lóc, cá rô đồng, cá trê, lươn đồng, cá điêu hồng, cá
lăng nha, cá sặc rằng, ếch,…; chọn lựa giống mới, giống cải thiện di truyền,
năng suất cao, có sức chịu đựng với điều kiện biến đổi khí hậu; phát triển mô
hình nuôi có tính ứng dụng cao, dễ dàng áp dụng và phù hợp với các đối tượng
nuôi như mô hình nuôi trong bể bạt, bể xi măng lót bạt, mô hình sản xuất giống
các đối tượng có thể nuôi vỗ và thu trứng trong bể bạt, bể xi măng lót bạt; đối
với đối tượng cá lóc và cá sặc rằn thương phẩm, kết hợp giữa việc nâng cao chất
lượng sản phẩm, thông qua việc từng bước đưa các qui phạm thực hành tốt và
phương pháp sản xuất của người nuôi theo hướng an toàn thực phẩm.
-
Giới thiệu một số mô hình sản xuất mới hiệu quả có thể phát triển ở khu
vực Tứ giác Long Xuyên như: nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao, nuôi cá lóc
thương phẩm trong bể lót bạt, nuôi lươn thương phẩm trong bể lót bạt, mô hình sản
xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo,…
Khu vực Tứ giác Long
Xuyên với những tiềm năng phát triển thủy sản còn rất phong phú, dễ dàng trở
thành điểm sáng của ngành thủy sản khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung
nếu có định hướng phát triển mang tầm chiến lược, phát triển nhanh nhưng đảm bảo
yếu tố bền vững; khai thác song song với bảo tồn và giữ gìn môi trường.
Tạp chí KH&CN An Giang số 05/2012