Sở hữu trí tuệ: Cần sự gắn kết toàn diện
Mới đây, sản phẩm quả mãng cầu Bà Đen đã vinh dự được đón nhận giấy Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý . Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay đã có 6 sản phẩm nông sản tại Miền Nam được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới sự tham gia, hướng dẫn của văn Văn phòng đại diện Cục sở Sở hữu trí tuệ Miền Namtại TP. Hồ Chí Minh (Văn phòng 2).
Ông Nguyễn Thanh Bình (phải), Trưởng Văn
phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.Hồ Chí Minh trao GCN đăng ký CDĐL Bà
Đen cho đồng chí Huỳnh Văn Nghiệp, Giám đốc Sở KH&CN Tây Ninh.
Nắm hoạt động trên giữ
một địa bàn rộng lớn, phức tạp ở phía Nam, bao gồm nhiều tỉnh thành và nhiều
doanh nghiệp, sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, Văn phòng đại diện Cục SHTT tại
TP. Hồ Chí Minhvăn phòng sở hữu trí tuệ miền Nam đã dần khẳng định được vị trí
của mình, thực hiện các hoạt động sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả hơn.
Đưa dân gần hơn với các hoạt động SHTT
Trong những năm qua, các hoạt động tuyên truyền về công tác SHTT luôn được các
cán bộ, nhân viên trong văn Văn phòng 2 chú trọng. Cán bộ, và nhân viên văn Văn
phòng 2 đã trực tiếp tới nhiều địa phương để tổ chức các lớp tập huấn về SHTT.
Các lớp tập huấn này đã được triển khai trên hầu khắp địa bàn trong khu vực. Cụ
thể, đã có 46 lớp tập huấn về SHTT được diễn ra, với sự có mặt của hơn 4.000
đại biểu từ cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp.
Công tác tuyên truyền không chỉ diễn ra với các doanh nghiệp trong nước, mà còn
bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài. Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Hồ
Chí Minh SHTT miền Nam đã tham gia tuyên truyên tại buổi thuyết trình về pháp
luật SHTT của Việt Nam cho gần 100 doanh nhân Hàn Quốc tại Thương vụ Hàn Quốc
tại TP. Hồ Chí Minh nhằm mục đích giúp các doanh nhân Hàn Quốc hiểu rõ về luật
SHTT Việt Nam, hiểu được thêm về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nhằm tránh
những sai phạm, trong quá trình làm việc tại Việt Nam cũng như các đối tác Việt
Nam.
Bên cạnh đó, Văn phòng cũng đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức các cuộc hội
thảo, các buổi tọa đàm về SHTT do đài phát thanh và truyền hình, các cơ quan
quản lý nhà nước của TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước, Cần
Thơ, Bình Dương… tổ chức, nhằm đưa SHTT dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng
một cách sâu, rộng hơn.
Chỉ trong 6 tháng
đầu năm nay, Văn phòng 2 đã phối hợp với Sở KH&CN Ninh Thuận tổ chức Hội
thảo “Sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp”; phối hợp với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh tổ chức Hội thảo chuyên đề “Đăng ký bảo hộ SHTT kết quả nghiên cứu tại Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh”; phối hợp với Sở KH&CN ĐắcLắc Đắk Lắk tổ chức
“Tọa đàm nhân ngày SHTT thế giới 26.4”; phối hợp với Cục Phát triển thị trường
và Doanh nghiệp KH&CN, Công ty TNHH đầu tư và phát triển trí tuệ, Công ty
cổ phần tin học Lạc Việt tổ chức hội thảo xây dựng và phát triển thị trường tài
sản trí tuệ với chủ đề “Kết nối thương mại hóa sáng chế”… Ngoài ra, công tác
tuyên truyền còn được đẩy mạnh qua các hoạt động như phát tờ rơi, mở bàn tư vấn
trực tiếp tại Văn phòng,…
Gắn kết SHTT với địa
phương và doanh nghiệp
Ông Nguyễn Thanh
Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. HCM, cho rằng: đã đến lúc phải
quyết liệt hơn nữa trong việc gắn kết hoạt động nghiên cứu với hoạt động đầu tư
phát triển, thương mại hóa sản phẩm sáng tạo, phục vụ nhu cầu thiết thực của
các doanh nghiệp sản xuất. Ông đặc biệt hưởng ứng việc kết nối mạng lưới và tạo
ra diễn đàn, sân chơi chung cho các nhà sáng tạo, nhà đầu tư, doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh…
Ngoài ra, một thực
tế còn tồn tại là các địa phương chưa hiểu biết nhiều về hoạt động SHTT, vì thế
thường xuyên có những sai sót trong quá trình thực thi SHTT, ảnh hưởng tới
quyền lợi của cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn. Chính vì thế, Văn
phòng trở thành địa điểm tư vấn, thường xuyên đóng góp ý kiến chuyên môn
về SHTT cho các cơ quan thực thi ở địa phương trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu
các đối tượng sở hữu công nghiệp. Riêng năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 đã kịp
thời trả lời gần 40 đơn thư về chuyên môn giúp lực lượng bảo vệ quyền ở địa bàn
xử lý nhiều vụ xâm phạm quyền SHTT.
Đối với hoạt động sở hữu công nghiệp đối tại các địa phương, Văn phòng đã chủ
động tìm hiểu thực tế hoạt động quản lý sở hữu công nghiệp của một số tỉnh phía
Nam, đồng thời có biện pháp hỗ trợ triển khai các hoạt động về SHTT, đặc biệt
trong việc xác định, nhận dạng tài sản trí tuệ, cung cấp thông tin về tình hình
nộp đơn của tỉnh và thực hiện các dự án xây dựng, quản lý và phát triển tài sản
trí tuệ.
Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho nông sản cho của các tỉnh có một ý
nghĩa rất quan trọng, nhằm giữ gìn danh tiếng của sản phẩm, tiến tới phát triển,
mở rộng sản xuất, tăng sản lượng xuất khẩu, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các
sản phẩm này tại các thị trường nước ngoài. Chính vì thế, trong những năm qua,
cán bộ, nhân viên Văn phòng đã tích cực cùng tham gia với các đoàn để
khảo sát về danh tiếng, tính chất đặc thù của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
cũng như việc quản lý sử dụng và sử dụng quản lý chỉ dẫn địa lý. Cụ thể đã giúp
được nhiều tỉnh xây dựng thành công việc bảo hộ pháp lý các chỉ dẫn địa lý như
thanh long Bình Thuận, nước mắm Phan Thiết, gạo một bụi đỏ Hồng Dân (Bạc Liêu),
xoài cát Hòa Lộc, gạo Nàng Nhen Bảy Núi (An Giang), mãng cầu Bà Đen (Tây Ninh),…
http://khoahoc.baodatviet.vn (dtphong)